NSƯT Thành Lộc: Tôi hoang mang đến hoài nghi về tai nạn của Tấn Phát

Chúng tôi nhớ kỹ lại thì thấy: 4 ly nước của Huy Tuấn rót, Tấn Phát  yêu cầu không rót đầy, riêng ly hóa chất, thì cậu ấy tự rót rất đầy. Nên tôi nghĩ Phát phân biệt được ly nào có hóa chất.

Suy cho cùng đối với tôi, ảo thuật là trò xảo thuật, nó đánh lừa cảm giác của khản giả. Cho nên, dù trước mắt, khán giả cảm thấy điều đó nguy hiểm, nhưng với người trình diễn thì lại an toàn. Tôi đã nghĩ là Phát sẽ cầm ly hóa chất lên định uống, rồi lại đặt xuống và chọn ly kế bên – đó mới là trò diễn của ảo thuật. Và bản thân tôi khi quan sát, tôi cảm tưởng cậu ấy sẽ vô hiệu hóa ly hóa chất đó (bằng một xảo thuật nào đó), thế nên dù cho cậu ấy có uống vào cũng sẽ an toàn. Với cách nhìn của người xem ảo thuật thì nó phải là như vậy. Không có ảo thuật gia nào lại đi liều mạng với trò diễn thực sự nguy hiểm như thế. Tôi rất bất ngờ khi Phát lại uống. Ban tổ chức và Ban giám khảo (BGK) đã theo dõi, hỏi thăm và được biết cậu ấy hoàn toàn không uống ngụm nào mà chỉ mớm môi nên bị phỏng nhẹ. Tôi nghĩ là cậu ấy khôn ngoan pha loãng ra để trình diễn, chứ không phải là hóa chất đậm đặc.

Thí sinh Tấn Phát trong tiết mục gặp tai nạn

Trước tình thế nguy hiểm của thí sinh Tấn Phát, nhiều khán giả đặt ra câu hỏi: Tại sao BGK và MC Thanh Vân vẫn bình tĩnh nói chuyện với thí sinh như vậy? Tôi xin trả lời thế này: Thật ra, tất cả chúng tôi đều không hiểu là Phát bị tai nạn thật hay cậu ấy cố tình, bởi vì tiết mục đó chưa hoàn chỉnh. Trước đó, Tấn Phát đã đề nghị giám khảo Huy Tuấn hãy ngồi im nếu có điều gì xảy ra khi Phát trình diễn. Còn phân tích về mặt tâm lý: Nếu là uống nhầm phải ly hóa chất, Phát sẽ phun ra ngay lập tức và bỏ chạy. Đằng này cậu ấy uống vào ngậm một hồi mới phun ra từ từ… Trong khi 4 ly trước đó thì Phát cầm lên uống ực vào rất nhanh. Riêng ly hóa chất thì người uống chỉ mém môi và ngừng lại. Nếu bị bỏng  thật, làm sao Phát lại đủ bình tĩnh ra đứng kế bên MC Thanh Vân để nghe góp ý. Nên tôi nghĩ, có điều gì đó không ổn với phần trình diễn của Phát. Dĩ nhiên khi xem, khán giả thấy chúng tôi bình thản, bởi bản thân chúng tôi hoài nghi trong lòng là tai nạn là thật hay không thật. Khi được đề nghị phát biểu sau tiết mục của Phát, tôi đã hoang mang và nói: “Tôi không biết là bạn bị bỏng thật, hay là bạn cố tình, nên tôi không biết nói sao lúc này.

“Tai nạn khi biểu diễn là chuyện bình thường. Tôi chỉ tiếc rằng, xác xuất tai nạn như thế không có lý để xảy ra, và đến bây giờ tôi vẫn chưa tìm được lời giải đáp tại sao cậu ấy biết là hóa chất mà vẫn uống?”
Sau khi chứng kiến những pha biểu diễn nguy hiểm của các thí sinh các mùa trước và sau sự cố của Phát lần này, nhiều dư luận cho rằng Vietnam’s Got Talent là một chương trình game show nguy hiểm.  Thực ra, theo format của chương trình Vietnam’s Got Talent khắp thế giới, với những trò biểu diễn nguy hiểm thì tất cả các thí sinh đều phải ký cam kết với chương trình: Nếu có sự cố xảy ra trong khi trình diễn do chính thí sinh gây ra cho mình, thì họ không được kiện ban tổ chức và chương trình. Trước khi biểu diễn, Tấn Phát cũng nói với Huy Tuấn là: “Anh ơi, em đã ký cam kết rồi!”.  Nên tôi mới có cảm giác hình như thí sinh này cố ý.

 

Giám khảo Thành Lộc và các giám khảo của Vietnam’s Got Talent – nhạc sĩ Huy Tuấn, nghệ sĩ Hoài Linh, Thúy Hạnh

Nghề nào nghiệp đó. Các tiết mục biểu diễn nguy hiểm của các ảo thuật gia trên thế giới cũng như vậy, lưỡi dao khi diễn là lưỡi dao thật. Nhưng tất cả là các xảo thuật và được tính toán để người biểu diễn có thể kiểm soát được độ an toàn ở mức cao nhất. Trừ khi, người ta cố tình tạo ra thương tích cho mình để khán giả cảm thông với họ. Đó là kỹ thuật của trò diễn. Đương nhiên, gặp tai nạn ngoài ý muốn khi lao động nghệ thuật cũng có thể xảy ra, đó là chuyện bình thường. Bản thân tôi khi diễn một vở kịch thiếu nhi cũng đã từng bị té và gãy 3 đốt xương sống. Nhưng bị tai nạn thực sự là một chuyện, chuyện cố tình gây tai nạn để gây scandal để được nổi tiếng là một chuyện khác.

Trong Vietnam’s Got Talent, ban giám khảo chúng tôi luôn dành sự trân trọng cho loại hình nghệ thuật công phu và nguy hiểm. Chúng tôi cũng muốn định hướng khán giả biết trân trọng, đánh giá được những tiết mục lao động nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu như thế. Trên thế giới, người ta mua vé xem ảo thuật, xem xiếc với giá rất cao, tương đương các chương trình của các super star khác. Chỉ có ở Việt Nam, khán giả mới không xem trọng loại hình nghệ thuật khác với ca hát thôi. Đó là do khán giả nhà mình còn thiếu cảm thông và chưa hiểu hết những vất vả, hy sinh của những người đam mê loại hình nghệ thuật này.

Ở Vietnam’s Got Talent những mùa trước, nhiều bạn từng diễn những tiết mục đâm cây sắt vào mình, đập gạch vào đầu làm toét đầu, chảy máu. Đó là những sự cố tai nạn mà họ phải đương đầu. Tai nạn của Tấn Phát cũng là một sự cố như thế. Khi Huy Tuấn gọi điện hỏi thăm, chính Phát đã trấn an Huy Tuấn rằng cậu ấy chỉ bị phỏng môi nhẹ mà thôi và việc gặp phải tai nạn khi biểu diễn là chuyện bình thường. Điều đó khiến chúng tôi cảm thấy xúc động bởi những tai nạn mà họ phải chấp nhận khi không thể lường trước được.

Tôi chỉ tiếc rằng, xác suất tai nạn như thế không có lý để xảy ra, và đến bây giờ tôi vẫn chưa tìm được lời giải đáp tại sao cậu ấy biết là hóa chất mà vẫn uống?

NSƯT Thành Lộc

logo

       

Tác giả “Thi nhân Việt Nam” từng nói: “Trong mỗi chúng ta đều có một người nhà quê”. Bạn có nghĩ, thời facebook, “trong mỗi chúng ta (cũng) đều có một… nhà báo”, một nhà “phản biện xã hội”? Nữa là, với một “người của công chúng”, mà ảnh hưởng của họ, trong mỗi phản biện, phát ngôn, nhiều khi còn có sức “công phá” hơn một bài báo “chính hiệu”?

Đẹp xin mời bạn đến với “SAO LÀM BÁO”, để được nhìn thấy những “nhà báo” trong mỗi “ngôi sao”, đồng thời xin mời những người của công chúng nói lên tiếng nói của mình, bằng trách nhiệm công dân của một người nghệ sỹ, trước những vấn đề không – của – riêng – ai.


From the same category