UBND tỉnh Long An vừa thu hồi, hủy bỏ ba dự án với diện tích khoảng 500ha để trả lại cho nông dân trồng lúa. Tronng 3 năm qua, Long An, đã thu hồi 3.085ha đất của 57 dự án. Đặc biệt, có nhiều dự án lớn như cụm công nghiệp 168 ha tại huyện Tân Trụ, sân golf 280ha tại (huyện Thủ Thừa… vốn đã bị phản đối rất thì naythu hồi để trả về cho nông dân yên tâm sản xuất.
Tiếp theo, tỉnh Tây Ninh cũng xóa bỏ 10 cụm công nghiệp với diện tích gần 1.150ha đất sản xuất đang “treo”. Các cụm công nghiệp này đã được quy hoạch gần 10 năm nhưng không thể triển khai. Việc xóa các khu quy hoạch treo đều xuất phát từ thực tế, tình hình thực tế bởi kêu gọi đầu tư thì khó khăn, còn bà con nông dân thì cần đất sản xuất nhưng không thể yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình.
Việc thu hồi các dự án và quy hoạch treo được đẩy mạnh trong thời gian gần. Và những thông tin công bố cho thấy, rất nhiều trọng điểm, vùng “nóng” về đầu tư trước đây lại là nơi tập trung nhiều dự án chiếm đất rồi không thực hiện, nhiều quy hoạch “treo” gây bức xúc trong dân.
Hồi tháng 6, huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang đã đồng loạt thu hồi 49 dự án với tổng diện tịch gần 3.268 ha vì chậm triển khai. Qua rà soát thu hồi cũng đã bộc lộ ra thực tế, mặc dù tổng số DA được cấp phép đầu tư vào Phú Quốc tăng lên hằng năm, nhưng đến nay mới có rất ít dự án đi vào hoạt động với diện tích và số vốn cực thấp so với đăng ký. Còn lại là còn lại chỉ lập dự án, chạy thủ tục xong rồi để đó. Điều này khiến cho trọng điểm đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc nay như một bãi đất chia lô bỏ hoang.
Ở một trọng điểm du lịch khác là Bình Thuận, đầu năm 2012 cũng thu hồi tới 165 dự án chậm triển khai. Thông tin rà soát thời điểm đó cho thấy, tỉnh Bình Thuận có 1.154 dự án đã được cấp phép đầu tư còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký 87.694 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều dự án đã được cấp phép từ các năm trước nhưng chủ đầu tư vẫn chưa triển khai, dù công tác đền bù giải tỏa đã thực hiện xong. Chỉ riêng du lịch với 411 dự án nhưng số lượng các dự án chưa đầu tư hoặc chậm triển khai chiếm gần 70%.
Mới đây, tỉnh Quảng Binh cũng phải thu hồi 38 dự án với tổng diện gần 980ha đất. Tỉnh Quảng Ninh thừa nhận, hầu hết các dự án được kiểm tra đều chậm tiến độ, không phát huy được hiệu quả sử dụng đất, gây bức xúc trong dư luận.
Nhiều siêu dự án tỷ USD đình đám một thời cũng rơi vào cảnh “treo” phải thu hồi. Cuối năm ngoái, tỉnh Quảng Nam đã thu hồi giáy phép đầu tư của Dự án Bãi Biển Rồng có vốn đăng ký 4,15 tỷ USD chiếm dụng 400 ha đất. Còn Bà Rịa – Vũng Tàu đang tìm kiếm Công ty TNHH Good Choice USA – VN, chủ đầu tư dự án “Công viên thế giới kỳ diệu Vũng Tàu” để làm thủ tục thu hồi dự án. Dự án này có vốn đăng ký đầu tư 1,3 tỷ USD trên diện tích 100 ha. Trước đó, hàng loạt dự án tỷ USD cũng bị thu hồi như Dự án Thành phố Sáng tạo có vốn đăng ký 11,4 tỷ USD ở Phú Yên; dự án Thép Cà Ná 9,8 tỷ USD ở Ninh Thuận…
Đây từng là những dự án tiêu biểu, rất được quan tâm một thời, được hy vọng sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho các địa phương. Nhưng sau khi được cấp phép, nhiều năm trời không triển khai dự án, bỏ hoang, chủ đầu tư biến mất… Chính quyền không còn cách nào khác là phải thu hồi vì đây là những dự án có diện tích chiếm đất rất lớn, nên việc chậm triển khai gây hậu quả không nhỏ cho người dân địa phương.
Thực tế cho thấy, chỗ nào dính dự án hay quy hoạch treo là người dân đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ việc sửa sang nhà cửa tới việc làm ăn, bởi không ai dám đầu tư khi biết đất đai của gia đình mình sẽ bị thu hồi… Thậm chí, có nhiều nơi đất đã thu hồi đất giao cho chủ đầu tư bỏ hoang trong khi chưa xong tái định cư, không bố trí đủ đất sản xuất cho dân.
Những năm trước đây, khi giá đất tăng cao, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế và rầm rộ thu hút đầu tư, địa phương đã say sưa với việc phát triển các quy hoạch nhà đất, khu công nghiệp, hạ tầng; hào hứng xúc tiến đầu tư… Để rồi những con số báo cáo về quy hoạch BĐS, ạ tầng, các con số thu hút đầu tư và nhất là các “siêu” dự án tỷ USD… luôn là những thành tích nổi bật, là niềm tự hòa của chính quyền địa phương.
Có lẽ vì thế, mà bất chấp những cảnh báo về sự phát triển quá nóng của BĐS, tràn lan các khu công nghiệp bỏ hoang, những dự án không phù hợp, không khả thi khi chủ đầu tư hay địa phương không đủ điều đều bị bỏ qua. Thậm chí, những cơn sốt đầu tư như: sân golf, phân lô bãi biển làm resort, hội chứng các dự án thép tỷ USD… liên tiếp xuất hiện gây nên nhiều lo lăng về phá vỡ quy hoạch, không bảo đảm lợi ích đất nước trong việc thu hút FDI… nhưng tất cả đều bị bỏ qua.
Chỉ đến khi, thực tế quy hoạch treo, dự án bỏ hoang ngày càng trầm trọng, các địa phương gánh chịu nhiều hậu quả về kinh tế, xã hội thì mới tính chuyện thu hồi. Đây là việc cần làm để khắc phục hậu quả mà “thành tích” của một thời để lại.
Với chủ đầu tư và chính quyền, quyết định thu hồi coi như chấm dứt số phận một dự án nhưng với người dân thì hậu quả còn kéo dài khi họ đã gánh chịu nhiều thiệt thòi trong nhiều năm dự án treo. Thậm chí, những hậu quả sẽ còn tiếp diễn với những nơi đất đai đã thu hồi cho mục đích khác, người dân đã phải chuyển đi để nhường chỗ cho dự án.
Nhìn nhân quá trình này, chuyên gia từ Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho rằng, đây là một bài học, một sự trả khi chạy theo thành tích trước mắt và không cân nhắc lợi ích lâu dài và toàn cục. Để rồi, những thành tích hoàng tráng một thời nay đã để lại những hậu quả mà còn phải giải quyết lâu dài.
Theo Vietnamnet