Khó tiêu là hội chứng hay gặp ở nước ta cũng như các nước khác, tỷ lệ khoảng 10-20% dân số. Khó tiêu được chia ra làm 2 loại: Khó tiêu chức năng (KTCN) và khó tiêu thực thể (KTTT). Khó tiêu chức năng chiếm phần lớn các trường hợp. Khó tiêu chức năng là do rối loạn vận động hoặc suy giảm vận động dạ dày. Khó tiêu thực thể là do tổn thương ở các cơ quan như gan-tụy, dạ dày, ruột, tim mạch…
Nguyên nhân khó tiêu chức năng:
– Thói quen ăn uống không hợp lý:
– Lạm dụng cà phê, rượu, thuốc lá
– Uống nhiều nước có gas
– Ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa, nhất là các thức ăn nhiều đạm, mỡ, đồ biển
– Nhai không kỹ thức ăn.
– Nói chuyện trong khi ăn
– Do một số bệnh:
+ Bệnh béo phì
+ Bệnh chán ăn do tâm thần
+ Do xoắn khuẩn: Helicobacter- Pylori (H-P) trong dạ dày
– Do yếu tố tâm lý: Lo lắng, stress.
– Do ngưỡng chịu đau thấp hơn bình thường
Nguyên nhân khó tiêu thực thể:
– Bệnh lý của ống tiêu hóa như: Gan, mật, tụy, dạ dày, ruột, viêm loét hoặc ung thư dạ dày, viêm hoặc ung thư gan, viêm hoặc ung thư tụy.
– Do sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh đặc biệt là ở người cao tuổi thuốc điều trị Pacrkinson.
– Do bệnh lý ở ngoài ống tiêu hóa như: Đái tháo đường, suy tuyến giáp, cường tuyến giáp, bệnh tim mạch, suy thận mạn.
Xác định bệnh
Để xác định được các triệu chứng khó tiêu cần phải chú ý:
– Nếu là KTCN: đau, tức bụng thường mơ hồ khó tả, thường không bị gầy sút nhiều, thường chỉ gầy 1-2kg, các triệu chứng sẽ giảm khi giải tỏa được stress.
– Nếu là KTTT: Ngoài các triệu chứng kho tiêu còn kèm theo các triệu chứng khác như: gầy sút nhanh, thiếu mãu, vàng da, vàng mắt, hoa mắt, chóng mặt, nôn máu, ỉa máu. Nếu nghĩ đến KTTT cần phải đo khám tại cơ sở y tế để làm các xét nghiệm: xét nghiệm máu, chức năng gan, xét nghiệm phân tích tìm các loại ký sinh trùng như giun móc…. Siêu âm ổ bụng, nội soi đường tiêu hóa, chụp cắt lớp vi tính… để tìm các nguyên nhân gây ra khó tiêu.
Nếu có các dấu hiệu của KTCN cần:
– Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt: hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá, ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa nhất thức ăn chứa nhiều chất đạm, mỡ, đồ biển. Nếu thức ăn dễ tiêu như sữa, nước hoa quả.
– Tránh ăn uống một cách căng thẳng.
– Không dung những thuốc gây khó tiêu
– Có thể dung một số thuốc sau
– Thuốc kháng sinh diệt
– Thuốc bảo bệ niêm mạc dạ dày
– Thuốc điều hòa nhu động dạ dày
– Thuốc chống lo âu, trầm cảm
Nếu điều trị như trên trong hai tuần không khỏi nên đến gặp bác sĩ khám bệnh để có hướng điều trị đúng và kịp thời.
Theo TS.BS Phạm Thị Bình
BSGĐ