Nợ xấu bỗng nhiên về 6%: Đáng vui hay đáng ngờ?

Bất ngờ giảm mạnh


Thông tin nợ xấu về 6% là điều bất ngờ với nhiều nhà đầu tư bởi nợ xấu gần đây được dự báo có thể còn tăng mạnh so với con số 8 -10% đã được công bố. Gần đây, một số chuyên gia cho rằng, nhiều khoản thực sự là nợ xấu không được thể hiện trên sổ sách trong thời gian tới sẽ được gọi lại cho đúng tên theo tinh thần Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

Theo giải thích của NHNN, nợ xấu giảm mạnh chủ yếu nhờ vào nỗ lực tự xử lý nợ xấu của bản thân các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, hoạt động cho phép gia hạn, được giữ nguyên nhóm nợ, cho vay lãi nhập gốc… trong năm 2012 có thể chưa phản ánh đúng tỷ lệ nợ xấu. Khi hết thời hạn cơ cấu mà doanh nghiệp không cải thiện được tình hình khó khăn thì sẽ phải chuyển nợ xấu, gây ra khó khăn hơn, cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Các con số và cách xử lý nợ xấu trong báo cáo của NHNN trước Chính phủ không được đưa ra cụ thể nhưng tỷ lệ chung của toàn ngành xuống 6% thực sự đã tác động khá tích cực tới tâm lý của nhiều DN. Với diễn biến mới này, nhiều khả năng lộ trình tiếp tục giảm lãi suất và xử lý nợ để làm sao doanh nghiệp nếu có vốn có thể được đẩy mạnh. Khả năng bám sát mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức khoảng 12% trong năm 2013 đồng thời kiềm chế lạm phát sẽ không còn quá xa vời, cho dù tín dụng vẫn đang âm trong hai tháng vừa qua.

Tuy nhiên, nợ xấu giảm giảm khá nhanh cho dù một số các biện pháp chính được vạch ra để xử lý nợ xấu như: thành lập công ty mua bán nợ (VAMC), cứu BĐS… mới khởi đông cũng khiến nhiều người đặt nghi vấn. Bởi vì một lương nợ xấu đã được xử lý thế nào, đi vào đau và đâu là điều thần ký giúp ngân hàng xử lý nợ xấu nhanh đến thế?

Trước đó, NHNN cho biết, đề án xử lý nợ xấu và thành lập VAMC đã được xây dựng xong, đang chờ Bộ chính trị phê duyệt và có thể thực thi vào cuối quý I, đầu quý II/2013.

Theo đại diện NHNN, hai đề án được xây dựng cụ thể và đã lấy ý kiến của nhiều bên liên quan như các tổ chức tín dụng (TCTD) trong và ngoài nước, kinh nghiệm quốc tế…

Về cơ bản, xử lý nợ xấu sẽ bao gồm hai phần chia đều trách nhiệm cho NHNN và Bộ Tài chính (BTC), với hai mảng là nợ xấu ngân hàn và nợ xấu cua khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Mục tiêu của đề án được xác định khá rõ ràng là tạo điều kiện mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý; hỗ trợ DN làm ăn tốt để có thể cơ cấu lại và phát triển; ôn định vĩ mô; đảm bảo thanh khoản hệ thống ngân hàng…

Về các nhóm giải pháp, theo đại diện NHNN, đề án cũng xây dựng khá cụ thể. Trong đó, một số điểm nổi bật là: Giải quyết nợ xấu triệt để với gốc rễ là chính bản thân các TCTD; xác định, phân loại chính xác hơn tình trạng nợ xấu; hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn (hàng tồn kho, vốn, thuế, phí…) để tạo điều kiện xử lý nợ xấu; thành lập VAMC với cơ chế tài chính và hình thức hoạt động đặc thù…

Việc thành lập VAMC 100% vốn nhà nước, với quy mô gọn nhẹ, quy chế tài chính đặc thù (phát hành trái phiếu mua nợ), hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không lợi nhuận, theo một số chuyên gia, có thể sẽ dễ triển khai do số tiền ban đầu mà công ty cần không lớn. VAMC có thể phát hành trái phiếu để mua nợ, giúp bảng cân đối tài sản của ngân hàng trở nên đẹp đẽ, giúp ngân hàng hoạt động bình thường. Tuy nhiên, không ít người lo ngại việc xử lý những cục nợ sau khi đã chuyển sang VAMC hoặc sang Bộ Tài chính như thế nào mới là vấn đề quan trọng.

Ai sẽ mua nợ xấu?

Kinh nghiệm tại nhiều quốc gia cho thấy, thông thường người đứng ra mua những khoản nợ xấu của ngân hàng, DNNN chuyển sang cho công ty mua bán nợ là các nhà đầu tư (NĐT) tổ chức nước ngoài, NĐT tư nhân và tổ chức trong nước.

Tìm được người mua các khoản nợ xấu được chuyển sang các công ty mua bán nợ (AMC) được coi là yếu tố quyết định tới sự thành công của quá trình xử lý nợ của một quốc gia.

Lý thuyết cũng như thực tế đều cho thấy, để các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước quyết định mua các khoản nợ xấu, yếu tố đầu tiên họ quan tâm là vấn đề thông tin minh bạch, các hồ sơ nợ xấu được công bố công khai, chi tiết, rõ ràng Sau khi có thông tin rõ ràng, các quy định về luật pháp, thủ tục mua bán nhanh gọn thì vấn đề giá cả ở mức hợp lý mới là yếu tố được các NĐT tính đến.

Như vậy, có thể thấy, để xây dựng một đề án xử lý nợ xấu, một đề án thành lập AMC không phải là quá khó. Việc đặt ra mục tiêu, xây dựng các bước tiến hành, cách thức hoạt động… có lẽ không phải là cái gì đó quá xa tầm với của các chuyên gia. Tuy nhiên, hiệu quả của đề án, nợ xấu bao giờ được xử lý xong mới là vấn đề cần quan tâm.

Bên cạnh đó, một vấn đề cũng khá quan trọng là những khoản nào sẽ được AMC mua lại? Mua lại với giá bao nhiêu? Ngân hàng có chịu chấp nhận bán giá thấp, hay AMC có chịu mua giá cao hay không? Ngân hàng nào chấp nhận thí điểm để AMC bán khoản nợ đầu tiên?…

Để giải quyết hàng loạt các vấn đề nói trên, theo kinh nghiệm của các nước, khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng, từ chuẩn bị hệ thống luật pháp quy định (như Malaysia là thừa hưởng hệ thống luật khá hoàn hảo từ Anh quốc cũ); đánh giá, phân loại nợ xấu minh bạch rõ ràng, khoản nào ngân hàng tự xử, khoản nào phải cơ cấu; xây dựng cơ chế để đảm bảo ngân hàng cũng như AMC không bị thiệt.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm mà nợ xấu đã giảm tới hơn 2% thì quả là điều thần kỳ. Phải chăng nợ xấu và sự yếu kém của ngân hàng Việt nam không quá tệ như người ta nghĩ. Hay các ngân hàng đang có liệu pháp thần kỳ nào để xử lý nợ xấu khiến mọi người kinh ngạc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn cảnh báo, xử lý nợ xấu là cả một vấn đề lớn và khó khăn, không thể vì chay theo các con số mà vội vàng. Dục tốc bất đạt, nọ xấu bức xúc nhưng không thể làm vội vàng.

Theo Vietnamnet


From the same category