Những sự thật thú vị về Trái đất

Trái đất không tròn

Trái đất hình cầu, nhưng do các lực hấp dẫn, hành tinh của chúng ta không phải là một vòng tròn hoàn hảo. Thực tế, có một chỗ phình ra xung quanh đường xích đạo. Bán kính địa cực của Trái đất là 6.320 km còn bán kính xích đạo là 6.341km.

 

Cái tên “Trái đất” xuất phát từ Anglo-Saxons

Mỗi hành tinh khác trong hệ mặt trời được đặt tên theo một vị thần Hy Lạp hoặc La mã, ngoại trừ hành tinh của chúng ta. Từ Trái đất (Earth) bắt nguồn từ từ Erda của người Anglo-Saxons, có nghĩa là “mặt đất” hoặc “đất” và được cho là có 1.000 năm tuổi. Thật thú vị khi 71% hành tinh của chúng ta lại do nước bao phủ.

Một ngày không có đủ 24 giờ

Mọi người thường phàn nàn không có đủ thời gian trong ngày và họ đúng – mỗi ngày không có đủ 24 giờ. Thời gian thực tế mà trái đất xoay quanh trục là 23h 56 phút 4 giây. Đó được gọi là một ngày thiên văn.

Trái đất là hành tinh duy nhất có kiến tạo địa tầng học

Các nhà khoa học cho rằng, trái đất được hình thành từ 7 tầng “vỏ”, di chuyển theo các hướng khác nhau lên tới khoảng hơn 10cm mỗi năm.

Khi các mảng này đâm vào nhau, theo lý thuyết, núi được tạo ra; nơi chúng tách rời thì hình thành các thung lũng. Chúng cũng tạo ra động đất và núi lửa. Tuy nhiên, điều tốt đẹp là hoạt động này cho phép carbon – cần thiết cho sự tồn tại của con người – tái sinh và bổ sung, cho phép sự sống trên Trái đất tiếp tục.

Trái đất có anh em sinh đôi Theia

Các nhà khoa học cho rằng chúng ta không đơn độc trong quỹ đạo quay quanh Mặt trời – chúng ta có một hành tinh “sinh đôi” mang tên Theia, có kích cỡ bằng Sao Hỏa và nắm chếch 60 hoặc phía trước hoặc phía sau Hành Tinh Xanh.

Một buổi chiều khoảng 4,533 tỷ năm trước, Theia đâm vào trái đất; phần lớn hành tinh này bị hấp thu, một lượng lớn vật chất bắn ra và rơi vào quỹ đạo quanh Trái Đất để hình thành nên Mặt Trăng.

Tại sao lại có suy tưởng này? Vì Mặt trăng có kích thước lớn khác thường so với một hành tinh thuộc kích cỡ của chúng ta và có các đồng vị kim loại tương tự như trên Trái đất.

Quỹ đạo hoàn hảo của Mặt trăng Bí ẩn

Nói về Mặt Trăng, có nhiều điều chúng ta không biết rõ. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, tức hơn một phần tư đường kính Trái đất.

Mặt Trăng được bao phủ một lớp bụi có mùi lạ mặc dù chúng là những chất khác nhau hoàn toàn. Ngoài ra, không có “mặt tối” ở Mặt trăng, lực hấp dẫn của Trái đất đã khiến Mặt trăng quay chậm hơn.

Và có một sự trùng hợp đáng kinh ngạc là Mặt trời lớn hơn Mặt trăng 400 lần và cũng cách xa Trái đất hơn Mặt trăng 400 lần, điều này khiến chúng ta thấy chúng có kích thước gần ngang nhau trên bầu trời.

90% các đại dương chưa được khám phá

Tuy con người đã lên Mặt Trăng, nhưng chúng ta chưa khám phá hết độ sâu của các đại dương bao la trên Trái đất. Trên thực tế, chúng ta mới chỉ khám phá được chưa đầy 10% lòng đại dương.

Đại dương chứa 97% lượng nước của chúng ta và 99% khu vực sống. Trong khi đó, chúng ta mới xác định được 212.906 loài sinh vật biển và có thể còn 25 triệu loài nữa mà chúng ta chưa biết đến.

Nhiệt độ thấp nhất: -53,6 độ C

Nơi lạnh nhất trên trái đất là Nam Cực nói chung với nhiệt độ -37,7 độ C, điểm lạnh nhất được ghi lại vào ngày 21/7/1983 là tại Trạm Vostok ở Nam Cực, nơi các máy cảm biến ghi được -53,6 độ C. Vậy còn điểm nóng nhất? Ngày 13/9/1922, El Azizia ở Libya có nhiệt độ là 57,7 độ C.

Điểm cao nhất trên Trái đất không phải là Núi Everest

Đây là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất trên trái đất, cao 8.850 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, do Trái đất không tròn nên bất cứ thứ gì nằm dọc xích đạo cũng gần các ngôi sao hơn. Điều này có nghĩa là mặc dù Núi Chimborazo ở Ecuador chỉ cao 6.267,9m so với mực nước biển nhưng vì nó nằm trên điểm phình ra nên về mặt lý thuyết là cao hơn tính từ tâm Trái đất so với Everest khoảng 2,4km.

Thanh Hảo (Theo Vietnamnet/Oddee)


From the same category