Những người khắc chữ ở Sài Gòn

Chuyên đề: Những người muôn năm cũ

– Những người khắc chữ ở Sài Gòn
– Người khắc bút cuối cùng ở Hà Nội
– Nghề gia truyền ngõ Thanh Miến
– Cắt tóc vỉa hè
– Người chụp ảnh dạo
– Biến rác thải thành đồ lưu niệm

                                                                       Tổ chức: Vũ Thủy
                                                                     Bài: Nha Trang, Bích Diệp
                                                                    Ảnh: Tuấn Đào, Dy Duyên

Ông Nguyễn Thắng bắt đầu làm nghề khắc chữ năm 1981, khi mới 24 tuổi. Tình yêu và sự gắn bó với nghề được ông lý giải hết sức ngắn gọn: “Khi khắc chữ, chú cảm thấy vui vẻ, đơn giản vậy thôi”. Nay đã gần 60 tuổi, người kế nghiệp chưa có nhưng ông vẫn lạc quan, “Nhu cầu về khắc chữ thì thời nào cũng có. Mà có cung thì khắc có cầu. Có người cần thì nghề vẫn tiếp tục tồn tại”.


  Những người khắc chữ ở Sài Gòn

Ông Nguyễn Thắng 

Thời trẻ ông Lê Kiến Dũng học vẽ ở trường Kiến trúc Hà Nội. Sau này chiến tranh, xáo trộn, tình cờ ông biết đến nghề này, nhận thấy hợp năng khiếu và cũng đơn giản nên ông vào Sài Gòn khởi nghiệp, cũng từ năm 1981. Với ông, niềm vui của khách hàng chính là điều giúp ông gắn bó với nghề. Hiện ông cố gắng truyền nghề cho hai người cháu của mình dù không biết sau này hai đứa có theo nghề hay không. Nhưng ông tin rằng “Khắc chữ có một ý nghĩa không thể thay thế. Dù máy móc ngày càng phát triển nhưng khắc chữ bằng tay vẫn giữ được cái hồn và nét mộc mạc riêng.”

 Những người khắc chữ ở Sài Gòn

  Ông Lê Kiến Dũng

logo

>>> Có thể bạn quan tâm: Hàng chục năm qua, Nhà hát Tuồng Việt Nam luôn có các chương trình biểu diễn định kỳ vào mỗi thứ hai và thứ năm hàng tuần tại rạp Hồng Hà. Dẫu vậy, cả hàng ngàn buổi biểu diễn chỉ có dăm ba khán giả.

 

Hãy gửi thông tin, bài viết và hình ảnh bạn có cho chuyên mục Giải trí của Đẹp Online tại đây. Bài viết được đăng tải sẽ nhận nhuận bút theo quy chế của Tòa soạn. Trân trọng!

From the same category