Những lưu ý khi uống thuốc - Tạp chí Đẹp

Những lưu ý khi uống thuốc

Sức Khỏe

Một số thuốc không nên uống bằng nước nóng

Một số thuốc như thuốc tổng hợp dung môi anbumin của dạ day, vitamin C, thuốc bại liệt trẻ em không nên uống bằng nước nóng vì nước nóng sẽ làm cho hoạt tính của thuốc bị giảm thấp. Chúng nên được uống bằng nước ấm. Riêng thuốc bại liệt cho trẻ em chỉ nên uống bằng nước đun sôi để nguội.

Các loại si rô ho sau khi nuốt vào trong họng sẽ phủ một lớp ở niêm mạc cổ hỏng, làm giảm nhẹ sự kích thích đối với niêm mạc cho đỡ ho. Nếu uống bằng nước nóng sẽ làm thuốc bị loãng rồi trôi xuống rất nhanh.

Không uống thuốc với nước chè…

Không nên uống thuốc với bất cứ một chất lỏng nào khác như nước chè, sữa, nước ngọt có ga hay các loại nước lá khác. Với các thuốc chống nấm phổ biến như griseofulvin, ketoconazol, metronidazol… nên uống thuốc với nước nguội vào thời điểm gần bữa ăn để giúp hấp thu thuốc tốt. Tuyệt đối không uống thuốc với nước chè vì nước chè có chất tanin làm giảm hấp thu hoặc mất tác dụng của thuốc. 

 

Không nên dùng nước sôi để nguội đun thuốc bắc

Các vị trong thuốc bắc, tuyệt đại bộ phận lấy từ các rễ cây, thân cây, hoa lá và các hoạt giống của các cây trong thiên nhiên, thành phần hữu hiệu của chúng tồn tại trong các tế bào. Nếu thuốc bắc dùng nước sôi ngâm vào mới đun, sẽ khiến các chất protein, tinh bột sinh ra lắng đọng, thành phần hữu hiệu của thuốc không dễ bị chiết xuất, do đó giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc bắc nên dùng nước bình thường cho ngâm từ 28-45 phút, rồi đun cạn ở lửa vừa phải. Như vậy, thành phần nước thẩm thấu vào trong thuốc, theo nhiệt độ của nước được tăng lên, tế bào thực vật sẽ dần dần nở và nứt ra, thành phần hữu hiệu trong đó cũng dần dần hòa tan trong nước, do vậy đảm bảo hiệu quả chữa bệnh của thuốc.

Không nên uống thuốc Bắc đã đun cháy

Đại đa số thuốc bắc là loại thực vật hoang dã, các thành phần hữu hiệu tương đối phức tạp, chủ yếu là kiềm sinh vật, tạo tố, dầu bốc hơi, chất bột… Một loại thuốc, thường là mang theo nhiều thành phần hữu hiệu. Thuốc bắc sở dĩ có thể chữa trị bệnh tật là vì nó có chứa các thành phần hữu hiệu đó. Thuốc bắc cần phải đun lên, mục đích là để chiết ra thành phần hữu hiệu trong thuốc, lợi cho việc chữa bệnh.

 

Công hiệu chữa bệnh của thuốc bắc có liên quan rất lớn với cách đun thuốc. Thời gian đun thuốc ngắn quá, không chiết ra hết thành phần hữu hiệu của thuốc, ảnh hưởng hiệu quả chữa bệnh. Thời gian đun thuốc lâu quá, có thể làm cho thành phần hữu hiệu bị phân hủy hoặc mất đi và còn có thể cháy thuốc.

Thuốc bắc đun cháy, tính chất của nó sẽ bị thay đổi. Ví dụ, thuốc bổ nếu đun cháy, vị thuốc sẽ bị chuyển từ ngọt sang đắng, không còn tác dụng bổ nữa; thang thuốc dùng cho hoạt huyết tan tụ máu, sau khi đun cháy, sẽ thành ra có tác dụng tụ máu. Bởi vậy, thuốc bắc đun cháy thì không nên dùng.

Dùng thuốc giảm đau

Đừng vội vã dùng thuốc giảm đau. Không đến độ phải cắn răng chịu đựng nhưng nên ưu tiên cho các phương pháp không dùng thuốc. Khi nào không ổn mới phải uống thuốc.

Luôn uống thuốc với nhiều nước. Tránh uống với nước trái cây để thuốc không mất hoạt tính một cách oan uổng; uống thuốc trong tư thế ngồi thẳng lưng để thuốc qua đoạn thực quản thật nhanh nhằm tránh phản ứng phụ ở niêm mạc vốn mong manh trên đoạn cổ họng và thực quản.

Không dùng thuốc thì thôi, hễ uống thì đúng liều theo y lệnh của thầy thuốc. Đừng uống thuốc ở liều quá thấp cũng đừng dùng thuốc theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” vì vừa dễ nhờn thuốc vừa khó có tác dụng, ngoại trừ tác dụng… phụ!

Đừng mua thuốc với hàm lượng cao rồi chia làm đôi, làm tư vì có thể uống nhầm phần viên thuốc không có hoạt chất.

Nếu phải dùng thuốc thì dùng cho sớm, đừng đợi cơn đau đến cực điểm mới đi mua thuốc. Tránh dùng nhiều loại thuốc giảm đau cùng lúc, nhất là khi thuốc không cùng một dòng sản phẩm, để tránh phản ứng tương tác khó lường. Với các loại thuốc đời mới, thường chỉ cần một loại đã đủ để giảm đau. Không tự ý dùng thuốc quá 3 ngày liên tục. Nếu triệu chứng không thuyên giảm thì phải đến thầy thuốc.

Ngay cả trong trường hợp dấu hiệu đau được cải thiện rõ rệt cũng không nên dùng thuốc quá 5 ngày mà không tham vấn ý kiến của thầy thuốc. Cần tầm soát nguyên nhân để được điều trị căn nguyên. Đừng quên mối liên hệ rõ ràng giữa nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, viêm loét dạ dày, trầm uất, phân liệt cá tính, viêm thận mãn… với việc lạm dụng thuốc giảm đau.

Dùng thuốc cũ chữa bệnh mới

Đây là lỗi thường gặp ở nhóm người dùng thuốc kháng sinh, dùng thuốc cũ hết hạn hoặc không đúng chủng loại, khi bệnh đỡ là bỏ thuốc hoặc giảm liều. Hậu quả làm cho khuẩn kháng thuốc và làm cho lần điều trị tiếp theo gặp khó khăn. Theo khuyến cáo thì khi dùng thuốc kháng sinh phải uống đúng chủng loại, đúng liều, đúng thời gian như quy định. 

Tổng hợp

Thực hiện: depweb

16/05/2012, 15:29