Chân dung Coco Chanel chụp năm 1944
Trong thời trang, “huyền thoại” là những người mang tới những cuộc cách mạng lớn, thay đổi quan điểm, định kiến cố hữu. Không có họ, có lẽ giờ đây phụ nữ vẫn không được phép mặc đầm ngắn quá mắt cá chân, vẫn phải mang những chiếc corset nghẹt thở. Họ giải phóng phụ nữ bởi những sáng tạo mang tính đột phá, trở thành biểu tượng của thời trang dành cho phái đẹp. Điểm chung của họ là chưa bao giờ chiều lòng số đông.
Bài liên quan:
– Khi thiên tài gục ngã
– Hành trang của xúc cảm
Thực hiện: Tuấn Anh
Ảnh: AFP
NTK Coco Chanel bên cầu thang trong salon của bà tại đường Cambon, Paris (1966)
Yves Saint Laurent được mệnh danh là “Ông hoàng của thời trang”, là một huyền thoại với sức ảnh hưởng lớn cho tới nay. Những cuộc cách mạng, những chiến tích mà Yves Saint Laurent đạt được mang tầm quan trọng đối với lịch sử thời trang, đặc biệt là dòng thời trang ready-to-wear. Được giao phó đảm nhiệm chức vụ thiết kế chính tại nhà Dior vào năm 21 tuổi, ngay sau khi Christian Dior qua đời, Yves Saint Laurent là nhà thiết kế thời trang đầu tiên mang đến khái niệm đồ ready-to-wear (prêt-à-porter) là những trang phục may sẵn theo những số đo khác nhau, khác biệt với haute couture là khái niệm thời trang cao cấp, may theo số đo, đơn đặt hàng cá nhân. Ngay cả khi mang đến dòng sản phẩm ready-to-wear, những thiết kế của ông vẫn được thực hiện tỉ mỉ tới từng chi tiết, một điều mà nhiều người cho rằng ít thấy trong những bộ sưu tập ready-to-wear hiện nay.
Những trang phục ready-to-wear của Yves Saint Laurent trong BST mùa Xuân năm 1966
Với nguồn cảm hứng đến từ những nơi ông đặt chân qua và cái đầu sáng tạo vượt qua mọi rào cản quy chuẩn, tầm nhìn của Yves Saint Laurent đã mang đến những thiết kế để đời, là biểu tượng hoàn hảo dành cho phái nữ. Đó là bộ đồ tuxedo “le smoking” mạnh mẽ đầy thách thức, mang đến cho người phụ nữ vẻ gợi cảm bởi sự đối nghịch tưởng chừng ngược đời. Ông khai thác vẻ đẹp từ trang phục của những bộ lạc Châu Phi thể hiện trong những thiết kế của mình, mang đến một cách thức khác biệt để làm nổi bật lên vẻ sang trọng, quý phái. Và cũng chính Yves Saint Laurent là nhà tạo mẫu đầu tiên sử dụng người mẫu da đen trong các buổi trình diễn bộ sưu tập haute couture của mình, khi mà tư tưởng phân biệt chủng tộc, màu da vẫn còn nặng nề. Những chiếc đầm với họa tiết khối màu được vẽ bởi họa sĩ Piet Mondrian của ông đánh dấu sự hợp tác lần đầu tiên giữa lĩnh vực tạo mốt và nghệ thuật, là tiền đề cho rất nhiều những sự hợp tác khác cho tới ngày nay, nâng tầm thời trang không đơn thuần chỉ là quần áo để mặc.
NTK Yves Saint Laurent tại buổi ra mắt BST Haute Couture Thu Đông 1966-67 của mình
Hai cái tên Chanel và Yves Saint Laurent đã quá quen thuộc, nhất là khi nói đến những câu chuyện liên quan tới huyền thoại hay biểu tượng. Họ là những người đặt những nền móng vững chắc cho sự xoay vần của thời trang cho tới ngày nay. Tất cả những sáng tạo và cả tuyên ngôn của họ đã mang đến nguồn cảm hứng, thôi thúc hơn tất thảy những sách vở, lý thuyết hay những tiêu chuẩn cứng nhắc. Và có lẽ đó là lý do họ vẫn luôn là những tượng đài, những huyền thoại bất tử trong lòng công chúng đam mê thời trang.
Từ trái qua: NTK Coco Chanel, vũ công – biên đạo múa kiêm nhà lý luận Serge Lifar và nam tước phu nhân Zuylen