Bệnh Zika là gì?
Zika là một chứng bệnh gây ra bởi virus Zika. Bệnh lây truyền thông qua vật thể trung gian là muỗi Aedes.
Các triệu chứng của Zika là gì?
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh do virus Zika là sốt, phát ban, đau xương khớp, hoặc viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Các triệu chứng thường kéo dài 2 tới 7 ngày sau khi người bệnh bị đốt bởi muỗi mang mầm bệnh.
Khoảng 1/5 số người mắc bệnh Zika sẽ biểu hiện tình trạng bệnh. Ngay cả với những ca phát bệnh, các triệu chứng cũng thường không nặng. Bởi vậy, rất nhiều người đã nhiễm virus có thể không biết tình trạng bệnh của mình.
Virus Zika phát tán như thế nào?
Bệnh Zika là một bệnh truyền nhiễm được phát tán chủ yếu qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes, loài muỗi này cũng là trung gian truyền các chứng bệnh Chikungunya và sốt xuất huyết. Chúng thường hoạt động nhiều vào ban ngày và cũng có thể đốt người vào ban đêm. Muỗi mang trên mình mầm bệnh sau khi đốt người có nhiễm virus, sau đó mang virus này truyền cho người khỏe mạnh.
Ngoài nguyên nhân do muỗi đốt, bệnh còn lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc quá trình sinh nở. Tỉ lệ truyền nhiễm từ mẹ sang con hiện chưa được xác định.
Ngoài ra, thế giới cũng ghi nhận đã có 2 ca nhiễm virus Zika qua đường tình dục.
Muỗi Aedes là nguyên nhân hàng đầu phán tán virus Zika
Những ai có nguy cơ mắc bệnh?
Bất cứ ai, bao gồm cả phụ nữ có thai, sống hoặc tới thăm các vùng có virus Zika đều có thể có nguy cơ lây nhiễm virus này.
Virus Zika được tìm thấy ở những quốc gia nào?
Các vùng lây nhiễm cụ thể hiện vẫn khó xác định và thay đổi từng ngày. Hiện virus Zika đã lan ra nhiều nước châu Mỹ, châu Á, và không loại trừ khả năng ảnh hưởng tới Việt Nam.
Phụ nữ có thai nhiễm viruz Zika sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi
Hiện tại, chưa có vaccine chống lại virus Zika. Cách tốt nhất để phòng chống bệnh là bảo vệ mình và người thân khỏi muỗi đốt. Bạn cần lưu ý:
– Sử dụng các sản phẩm chống côn trùng đã được kiểm nghiệm hiệu quả:
– Nếu bạn có trẻ nhỏ trong nhà:
+ Không sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.
+ Hãy xịt thuốc chống côn trùng lên tay mình rồi thoa lên mặt cho trẻ.
– Xử lý quần áo và dụng cụ với thuốc diệt muỗi (permethrin):
– Mắc màn khi đi ngủ.
Do chưa có vaccine chống lại virus Zika, bạn cần đọc kỹ những lưu ý bên trên để phòng bệnh, tự bảo vệ bản thân và gia đình
Phát hiện virus Zika như thế nào?
– Tới trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có các triệu chứng của bệnh như: đau xương khớp, đau đầu, đặc biệt các cơn đau phía sau vùng mắt, phát ban, viêm kết mạc (đau mắt đỏ).
– Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu nếu nghi ngờ bạn có virus Zika hoặc các bệnh truyền nhiễm tương tự như sốt xuất huyết hoặc Chikungunya.
Virus Zika rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai vì virus Zika có thể để lại di chứng làm teo đầu trẻ sơ sinh
Phải làm gì nếu phát hiện mình nhiễm virus Zika?
– Nghỉ ngơi thật nhiều.
– Uống nhiều nước.
– Uống thuốc giảm đau hạ sốt như acetaminophen.
– Không uống aspinrin hay các sản phẩm kháng viêm không chứa steroid.
Bảo vệ những người xung quanh: trong tuần đầu tiên sau khi mắc bệnh, virus Zika có thể được tìm thấy trong máu và dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác qua các vết muỗi chích. Để bảo vệ những người xung quanh, hãy tránh việc bị muỗi đốt trong tuần đầu tiên của bệnh.
Tới ngay trung tâm y tế nếu bạn đang mang thai và có các triệu chứng như sốt, phát ban, đau xương khớp, đau mắt đỏ.
Người đã từng nhiễm Zika có miễn dịch với virus?
Người đã từng nhiễm virus Zika sẽ miễn dịch với virus và không mắc lại bệnh.
Hiện chưa có thuốc hay vaccine đặc trị virus Zika
Phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika có để lại di chứng cho trẻ sơ sinh?
– Phụ nữ mang thai:
– Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai:
+ Trước khi đi tới vùng có virus Zika, hãy tìm chuyên gia y tế để được tư vấn về kế hoạch mang thai và những nguy cơ có thể mắc bệnh.
Hội chứng Guillian – Barre (GBS) là một chứng rối loạn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên. Hội chứng Guillain-Barré còn được hiểu là tình trạng viêm đa dây thần kinh cấp tính, tiến triển nhanh, gây ra mất cảm giác và yếu cơ. Đây là bệnh hiếm gặp, nhưng lại rất nguy hiểm, có thể gây liệt hành não rất nặng, đặc biệt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng y học chứng minh sự liên hệ giữa Zika và GBS. Các chuyên gia y tế vẫn đang tiếp tục xác minh mối liên hệ bệnh lý giữa hai chứng bệnh này.
Không. Dịch virus Zika đã từng xuất hiện tại nhiều quốc gia Châu Phi, Đông Nam Á và trên các đảo thuộc Thái Bình Dương. Virus này vẫn đang lây truyền tới các vùng khác. Vào tháng 5/2015, tổ chức PAHO đã báo cáo trường hợp nhiễm Zika đầu tiên được phát hiện ở Brazil.
Bài: Minh Trang (tổng hợp)