Đừng bao giờ chủ quan với hệ thống phanh xe của bạn, nếu không hậu quả sẽ rất đáng tiếc.
Đôi khi, chúng ta vẫn thường được nghe chiếc xe mất phanh gây tai nạn hoặc mất lái, mất phanh lao xuống vực. Nhiều người sử dụng xe hơi thường không chú ý tới hệ thống phanh hoặc sử dụng phanh chưa đúng dẫn tới những hư hỏng hoặc tai nạn đáng tiếc. Phanh xe hơi du lịch thường rất ít khi hỏng một cách đột ngột mà luôn có các dấu hiệu để nhận biết. Đẹp khuyên bạn nếu có các bất thường sau đây thì phải kiểm tra xe ngay nhé.
Phanh xe bình thường sẽ được trợ lực nên đạp khá nhẹ nhàng, độ nhẹ sẽ tuỳ từng xe và thương hiệu khác nhau nhưng nhìn chung người dùng đều rất dễ dàng để đạp phanh khi khẩn cấp. Trong trường hợp bạn thấy phanh nặng hơn bình thường, khó đạp hơn hoặc đạp không hết như mọi ngày thì phanh đã có vấn đề. Nguyên ngân có thể đến từ trợ lực chân không của phanh bị hỏng, đường ống dẫn dầu phanh bị tắc…
Nếu âm thanh két két phát ra sau khi bạn rửa xe, đi trời mưa về để xe qua đêm và hết ngay sau khi di chuyển một lúc thì không đáng ngại. Nhưng nếu là tiếng rít hoặc các âm thanh khác từ phanh thì cần phải xem xét kỹ. Rít có thể là do má phanh làm việc không ăn khớp hoặc từ cảm biến của má phanh cho thấy cần phải được thay thế.
Đôi khi bạn nghe thấy như tiếng kim loại cọ xát vào nhau, lúc đó thì má phanh đã quá mòn khiến chúng phát ra tiếng lúc bạn đạp phanh. Nếu má phanh mòn đến mức đó, khả năng phanh của xe sẽ mất tác dụng rất nhiều, gây nguy hiểm
Khi đạp phanh quá nhẹ giống như bị hẫng thì có khả năng phanh xe của bạn bị mất áp suất. Nguyên nhân có thể là do đường ống dẫn dầu phanh bị hở, nứt gây thất thoát dầu. Cũng có thể do các pít tông và xy lanh phanh bị trầy xước, rỗ dẫn tới việc dầu bị hồi lại mỗi khi bạn đạp phanh…
Nếu bạn đạp phanh hết cỡ mà xe vẫn không dừng lại thì chứng tỏ hệ thống phanh có vấn đề nghiêm trọng. Có thể do thiếu dầu phanh, có không khí lọt vào đường ống…Hãy đưa xe vào gara ngay nhé.
Hầu hết các xe từ khoảng 15 năm trở lại đây đều đã được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS). Khi chúng ta đạp phanh khẩn cấp, ABS làm việc sẽ nhấp thả nhấp thả phanh khoảng 15 lần/giây vì thế xe sẽ hơi rung giật và dừng lại. Nếu không có ABS, khi phanh kịch sẽ gây nên bó cứng phanh và bánh xe bị trượt trên mặt đường. Nếu xe của bạn không có ABS mà bị rung lên khi phanh thì có vấn đề, người lái sẽ cảm nhận được độ rung dội trở lại chân phanh.
Nếu đạp phanh mà bạn có cảm giác xe bị lệch hướng thì nghĩa là lực phanh tác động lên các bánh xe là không đều nhau. Trường hợp này bạn nên mang xe tới gara uy tín để kiểm tra và sửa chữa ngay, tránh những hậu quả về sau.
Nhiều người gọi là bó phanh, trường hợp này là do lò xo kéo hoặc hồi của xe bị má phanh làm hỏng, hoặc cũng có thể do khô dầu, bộ phận pit tông phanh bị kẹt…
+ Không nên lái xe số tự động bằng hai chân, nghĩa là chân trái bạn để ở bàn đạp phanh, chân phải là chân ga.
+ Khi xuống dốc dài hoặc đổ đèo, không nên đạp phanh liên tục, nên theo kiểu đạp nhả đạp nhả và kết hợp đi số thấp
+ Không để các chai lọ hay vật dụng dưới sàn hoặc dễ rơi xuống sàn xe của người lái đề phòng trường hợp chèn vào chân phanh.
+ Phụ nữ không nên đi giày cao gót lúc lái xe, nó có thể khiến bạn không kiểm soát được chân phanh, chân ga
+ Trong trường hợp khẩn cấp, hãy nhớ xe của bạn còn có thể dừng bằng số và phanh tay
+ Luôn thử đạp phanh trước mỗi lần lái xe
+ Hãy nhớ kiểm tra dầu phanh trước mỗi hành trình dài, nếu được hãy mang ra gara để bảo dưỡng phanh trước khi lên đường nhằm kịp thời phát hiện những hỏng hóc.