Dưới đây là một số triệu chứng của trầm cảm:
1. Buồn vì tình trạng sức khỏe, gia đình, công việc, tài chính…
2. Chán nản, không còn ham thích đến thú vui giải trí hằng ngày, ngay cả trong quan hệ vợ chồng
3. Mệt mỏi, thấy công việc trong ngày trở nên nặng nhọc, phải gắng sức hơn bình thường
4. Cảm thấy có lỗi khi không lo lắng được cho gia đình, hoặc là gánh nặng cho gia đình
5. Ăn không ngon (hay ăn quá nhiều)
6. Tăng hoặc giảm cân
7. Lo lắng thái quá
8. Trí nhớ bị giảm sút, hay quên, không tập trung tư tưởng
9. Những rối loạn về thể chất (đau ngực, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa…)
10. Khó ngủ (hay ngủ quá nhiều)
11. Có ý nghĩ hay hành vi tự tử
Khi có đầy đủ các triệu chứng trên, bạn nhất thiết phải gặp ngay một bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu chỉ gặp một trong bất kỳ triệu chứng nào trong thời gian dài, bạn cũng nên cần được tư vấn kịp thời.
Qua một số cuộc điều tra, người ta nhận thấy có những phụ nữ không bao giờ trải qua trầm cảm là do cuộc sống quá bận rộn. Họ luôn gặp gỡ bạn bè đôi khi chỉ tán gẫu hay cùng tập thể dục ở công viên, hoặc thường xuyên nghe nhạc, xem phim, đọc báo, đọc tiểu thuyết, viết văn… Nói một cách khác, những phụ nữ biết cách tự mình tìm niềm vui trong mọi công việc, đồng thời sống một cuộc sống không chỉ chăm bẵm vào việc “hi sinh” cho gia đình, mà còn biết cách hưởng thụ cuộc sống sẽ rất ít khi bị trầm cảm.
Nên xem trầm cảm là một căn bệnh, giống như bất kỳ căn bệnh khác, cần phải được điều trị và theo dõi kịp thời. Trầm cảm và rối loạn lo âu có thể điều trị được hoặc sẽ được nếu chúng ta đều biết là phải quan tâm chữa chạy như tất cả bệnh khác.