Những cảnh nóng bạo liệt trên màn ảnh sẽ dần “tuyệt chủng”?

Sự suy giảm của những thước phim nóng bỏng tạo cơ hội cho các thể loại phim ít chứa cảnh nóng. Ví như phim siêu anh hùng hướng đến các nhân vật mang sứ mệnh giải cứu thế giới, ở đó gần như không có chỗ cho yêu đương. Phim kinh dị cũng không cài cắm những cảnh quay khiêu gợi.

Cảnh nóng trong bộ phim khoa học viễn tưởng “High Life” của đạo diễn Claire Denis.

High Life“, bộ phim viễn tưởng mới nhất của đạo diễn Claire Denis, đưa lên màn ảnh rộng một cảnh nóng lạ lùng, u hoài và có phần bệnh hoạn. Tuy nhiên, nó cũng không hề trần trụi và khiêu dâm. “Tôi đã cố ngăn mình trước mọi cảnh nóng“, Claire Denis khẳng định về cảnh nóng không xuất hiện những bộ phận sinh dục trong phim của mình.

Dù ít ỏi, “High Life” vẫn làm thỏa mãn những ai đang trông chờ vào một bước đột phá. Nó được ví như tiếng động nhỏ làm phá vỡ sự thinh lặng của điện ảnh, một nền điện ảnh ngày càng nhạy cảm và kiêng khem, nơi các đạo diễn châu Âu – đặc biệt là người Pháp – đang nỗ lực duy trì những thước phim phô diễn thể xác chân thực.

Cảnh nóng trong điện ảnh tỉ lệ nghịch với lượng phát hành phim khiêu dâm

Trong những tác phẩm điện ảnh châu Âu, tình dục thường được đưa lên màn ảnh để kể chuyện. Các bộ phim như “The Duke of Burgundy“, “Sauvage“, “BPM” tạo nên sự kết hợp duyên dáng giữa tình yêu và những va chạm xác thịt. Ngược lại, điện ảnh Mỹ thường khắc họa tình dục một cách trần tục, kém duyên. 

Đầu năm đến nay, Hội đồng phân loại phim điện ảnh Anh chỉ gắn mác trên 18 cho hai bộ phim, chủ yếu dựa vào cảnh nóng hoặc hình ảnh khỏa thân: “High Life” và phim về tiểu sử của Silvio Berlusconi, “Loro”. Năm ngoái, có 6 tác phẩm được gắn mác18+: 2 tác phẩm đến từ Pháp, 1 từ Thụy Sĩ, 1 từ Hà Lan, “50 Sắc Thái: Tự Do” và một bộ phim tài liệu chưa được phát hành kể về câu lạc bộ thoát y tại Los Angeles từ Mỹ.

Khiêu gợi, đầy va chạm xác thịt là những ấn tượng rõ nét về 3 tập phim của tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên “50 sắc thái”.

Quay ngược lại thêm một năm nữa, có 2 bộ phim đến từ Pháp, 1 từ Ba Lan, 1 từ Phần Lan, 1 từ Hàn Quốc, 1 từ Hungary và “50 Sắc Thái: Đen”. Tất cả những con số này đều giảm mạnh so với 14 tác phẩm ra đời năm 2016, 15 bộ phim trong năm 2015 và 16 phim năm 2013.

Chúng tôi không thực hiện bất cứ thay đổi đáng kể nào trong việc phân loại phim điện ảnh“, nhà phát ngôn của Hội đồng phân loại phim điện ảnh Anh cho biết, bác bỏ những thông tin cho rằng các nhà kiểm duyệt đang nới lỏng tay hơn cho cảnh nóng.

Rich Juzwiah – người phụ trách chuyên mục giới tính cho trang Slate, cũng là biên kịch lâu năm trên trang Jezebel – tin rằng xu hướng mới đã thay đổi cuộc chơi điện ảnh: “Việc giảm số lượng cảnh nóng trên màn ảnh trùng khớp với sự tăng lên của phim khiêu dâm được đăng tải trên mạng Internet, đây không phải điều ngẫu nhiên. Khi nhu cầu xem cảnh nóng nằm trong tầm tay của khán giả, họ sẽ không còn cần tìm đến nó ở giải trí chính thống“.

Sự khắc nghiệt của điện ảnh đã giảm đi từ những năm 70, nhưng cùng với đó, các phương tiện truyền thông khác cũng đã xâm chiếm không gian văn hóa từng thuộc sở hữu của phim ảnh”, Rich Juzwiah cho rằng khán giả đang phân tách rạch ròi giữa phim sex và phim điện ảnh chứa cảnh nóng.

Nichi Hodgson, tác giả của “Curious History of Dating: from Jane Austen to Tinder”, chỉ ra rằng trong khi trị giá của Hollywood được ước tính khoảng 11 tỷ đô la, thì ngành công nghiệp phim khiêu dâm trị giá 15 tỷ đô la và vẫn đang tăng nhanh: “Chúng ta không chỉ nhìn thấy sự phân chia giữa phim khiêu dâm và điện ảnh, có lẽ trong tương lai, phim ảnh sẽ không còn cảnh nóng”.

Cái chết của cảnh nóng trên màn ảnh: kiểm duyệt và phong trào #MeToo

Một trong những cảnh quay khiến “Blue Valentine” bị gán mác NC-17.

Ngày nay, các bộ phim ra rạp với mục tiêu bán được càng nhiều vé càng tốt. Việc không chứa cảnh nóng, cảnh khỏa thân giúp mỗi bộ phim trở nên dễ dàng hơn trong khâu kiểm duyệt, đồng thời mở rộng phạm vi khán giả mục tiêu.

Một minh chứng điển hình là “Blue Valentine”, bộ phim bị gắn rating NC-17 vì một số phân cảnh khiêu gợi, hay tác phẩm “Boys Don’t Cry” bị gắn mác R vì miêu tả cơn cực khoái của nhân vật Chloe Sevigny. Không cảnh quay nào trong số 2 bộ phim trên hở nhiều hơn một chiếc mông trần.

Một khi những tác phẩm điện ảnh càng mở rộng tầm nhìn, chúng càng phải đối mặt với nhiều định kiến, nhất là vấn đề giới tính. Bộ phim “Bohemian Rhapsody” đã bị cắt những tình tiết về đồng tính luyến ái, cũng như ma túy, bệnh AIDS,… khi được trình chiếu tại các rạp Trung Quốc.

Ngay cả với đạo diễn nổi tiếng người Ý Luca Guadagnino của “Call You By My Name“, ông đã bỏ đi ý tưởng để hai nhân vật dành cho nhau cái ôm trìu mến và thay bằng cảnh quay qua cửa sổ, khi cả hai cùng ngã xuống giường. Chiến dịch của Sony đã cho thấy hiệu quả, tác phẩm mang về một đề cử Oscar cho Hình ảnh xuất sắc nhất và tượng vàng dành cho Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất.

Các nhà làm phim khá sẵn lòng và dễ dàng loại bỏ cảnh nóng, bởi điều đó giúp quá trình ra rạp, chinh phục khán giả và nhận giải thưởng nghệ thuật của phim dễ dàng hơn. Không những thế, phong trào #MeToo ngày càng được quan tâm cũng khiến nhà làm phim trở nên e dè hơn, không ai muốn đứa con tinh thần của mình trở thành chứng cứ cho cáo buộc xâm hại, bóc lột từ các diễn viên.

Theo tác giả Hodson, hiệu ứng từ sự việc của Weinstein là không thể bỏ qua, song từ trước khi vụ việc bị phát giác, cảnh nóng đã không còn xuất hiện nhiều trên màn ảnh rộng: “Chúng ta đang đón nhận thời kỳ hoàng kim của phong trào nữ quyền, đồng thời bước vào giai đoạn thận trọng, dè dặt nhất của điện ảnh“.

Một khi những tác phẩm điện ảnh càng mở rộng tầm nhìn, chúng càng phải đối mặt với nhiều định kiến, nhất là vấn đề giới tính.

Sự phổ biến của phim khiêu dâm, cộng hưởng với những cáo buộc xâm hại tình dục ồ ạt hướng đến các cá nhân có tầm ảnh hưởng đã gây nên cảm giác hoài nghi lẫn chán ghét cho khán giả. Ngay cả khi sinh lý con người không thay đổi, thái độ của xã hội dành cho cảnh nóng vẫn khác đi.

Công chúng không còn ra rạp để tìm kiếm những thước phim khiêu gợi. Không chỉ vì họ đã có thể tìm thấy chúng ở khắp mọi nơi mà còn bởi cảnh nóng đã trở nên thừa thãi với khán giả. Cũng hứng chịu những thay đổi như công chúng, mong muốn đưa cảnh nóng vào phim cũng giảm đi đối với các nhà làm phim. “Đó là một điều đáng xấu hổ“, Haigh cho biết, “Những thứ quan trọng bậc nhất trong cuộc sống con người giờ đây đã không còn được phản chiếu lên phim ảnh”.

Sự suy giảm của những thước phim nóng bỏng cũng thúc đẩy các thể loại phim ít chứa cảnh nóng. Phim siêu anh hùng hướng đến những nhân vật mang sứ mệnh giải cứu thế giới, ở đó gần như không có chỗ cho yêu đương. Phim kinh dị cũng không cài cắm những cảnh quay khiêu gợi. Tác phẩm “Us” của Jordan Peele đẫm máu, đáng sợ, chứa thông điệp chính trị về nước Mỹ, sở hữu doanh thu kỷ lục nhưng cũng sạch cảnh nóng.

Bài: Phương Thảo


From the same category