Con người của xì căng đan, của sự năng động thái quá và cả sự quái dị đã đóng vai chính suốt 17 năm trên chính trường nước Ý. Chúng ta hãy thử nhìn lại hiện tượng và sự cố này. Ciao, Cavaliere (xin chào tay chơi hào hoa).
Đan xen giữa những thành công và sự lùm xùm, giữa những biệt thự hoa lệ đài các đầy mỹ nữ và tòa án, giữa doanh nhân kiêm chính trị gia mặt mày nghiêm trọng và sự tếu táo của một tên hề: Berlusconi.
Ông ấy đã có một cuộc sống hơi lạ lùng, mà lẽ ra ở vị trí tỷ phú giàu thứ nhì tại Ý theo Forbes (ước lượng 9,4 tỉ USD/ đứng thứ 90 trên thế giới), sau Michele Ferrero (11 tỷ USD/ đứng thứ 68), Berlusconi có thể khác và khác rất nhiều.
Không, anh chàng Berlusconi vốn chịu thương chịu khó đi bán máy hút bụi, viết bài luận cho bạn bè kiếm tiền và hát theo phong cách Frank Sinatra trên các tàu du lịch đã thay đổi nhiều lắm rồi.
Doanh nhân lừng lẫy
Sau khi tốt nghiệp ngành luật thương mại hạng ưu của Đại học Milano, nơi Berlusconi lớn lên, ông đã vay tiền ở ngân hàng ba ông đang làm việc để kinh doanh bất động sản. 500 căn hộ đã đưa ông bay lên như diều gặp gió, dù nhiều người vẫn nghi ngờ ông dính líu đến Mafia Sicily. Công ty ban đầu là Edilnord đã đẻ ra 22 công ty con.
Thành công tiếp nối thành công, ông còn nhảy qua lãnh vực quảng cáo và truyền thông, bảo hiểm, thực phẩm và xây dựng. Fininvest của ông thuộc top 10 của nước Ý. Fininvest có 150 công ty con từ năm 1990. Ông sở hữu 3 đài truyền hình và nhiều tờ báo lớn, giành lấy khoảng 50% thị phần thông qua tập đoàn Mediaset và kênh Canale 5 cùng với Italia 1 và Rete 4.
Khi làm Thủ tướng 3 nhiệm kỳ đứt quãng, nhưng trong khoảng thời gian kỷ lục của nước Ý sau Thế chiến, ông gián tiếp ảnh hưởng mạnh lên Đài truyền hình nhà nước là Rai TV, nghiễm nhiên trở thành vua âm thanh, nắm quyền lực thứ tư.
Qua thập niên 70 của thế kỷ trước, Telemilano, rồi công ty quảng cáo và truyền thông hàng đầu Pubitalia cùng với nhà xuất bản lớn nhất Ý là Arnoldo Mondadori. Berlusconi còn là chủ tịch Câu lạc bộ bóng đã nổi tiếng AC Milano.
Chưa hết: Ông còn là chủ hãng phim Medusa và Penta, rồi ngân hàng Mediolanun…
Ai làm được như ông, thì việc bước từ thương trường qua chính trường dễ như lật bàn tay.
Thủ tướng tai tiếng
Phải nói là Berlusconi rất khôn ngoan khi chớp thời cơ lập ra Forza Italia (Nước Ý tiến lên) để tranh cử trong bối cảnh nước Ý chán ngán tham nhũng và thay chính phủ gần như thay áo. Nước Ý tiến lên là lời reo hò cổ vũ truyền thống cho đội AC Milan, và thế là tên gọi của đảng chính trị mới mẻ này vừa gây ấn tượng, vừa dễ đi vào tai vào lòng cử tri, khi các đài truyền hình của ông ra rả phát tán rộng rãi, lan tỏa khắp nơi.
Gần như mọi chính trị gia đều thuộc dòng họ Hứa Lèo. Berlusconi chỉ làm được một phần năm những lời hứa khi ra tranh cử.
Các tay bình luận thường trêu: chính trị gia giỏi hiếm như ruồi màu trắng.
Di sản Berlusconi để lại, khi bị bất tín nhiệm ở quốc hội Ý và phải từ chức, thật là nặng nề: nợ công lên tới 1.900 tỷ Euro (tức khoảng 2.600 tỷ USD), tương đương 120% tổng thu nhập xã hội một năm của nước Ý, cường quốc kinh tế lớn thứ 3 ở Khu vực đồng Euro, sau Đức và Pháp. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp đã lên tới 27%. Liên minh gồm đảng Nhân dân tự do (PdL) do ông Berlusconi đứng đầu và Lega Nord với ông Umberto Bossi đã mất đa số ở Quốc hội.
Quyền lực của Berlusconi đã lung lay khi Ý tăng trưởng rất thấp trong các quý đầu năm nay, chỉ còn 0,1 và 0,3%, trong khi núi nợ công không ngừng tăng lên.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế về tham nhũng, nước Ý hiện nay đứng thứ 67. Rwanda và một số quốc gia châu Phi khác còn trong sạch hơn.
Ông đến cuộc họp G20 đầu tháng 11/2011 với sự ngao ngán. Nước Ý được xếp vào nhóm Pigs (viết tắt của Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha đang chịu nợ như chúa chổm).
Địa Trung Hải sắp sôi lên.
Ông ấy đã có một cuộc sống hơi lạ lùng, mà lẽ ra ở vị trí tỷ phú giàu thứ nhì tại Ý theo Forbes (ước lượng 9,4 tỉ USD/ đứng thứ 90 trên thế giới), sau Michele Ferrero (11 tỷ USD/ đứng thứ 68), Berlusconi có thể khác và khác rất nhiều.
Không, anh chàng Berlusconi vốn chịu thương chịu khó đi bán máy hút bụi, viết bài luận cho bạn bè kiếm tiền và hát theo phong cách Frank Sinatra trên các tàu du lịch đã thay đổi nhiều lắm rồi.
Doanh nhân lừng lẫy
Sau khi tốt nghiệp ngành luật thương mại hạng ưu của Đại học Milano, nơi Berlusconi lớn lên, ông đã vay tiền ở ngân hàng ba ông đang làm việc để kinh doanh bất động sản. 500 căn hộ đã đưa ông bay lên như diều gặp gió, dù nhiều người vẫn nghi ngờ ông dính líu đến Mafia Sicily. Công ty ban đầu là Edilnord đã đẻ ra 22 công ty con.
Thành công tiếp nối thành công, ông còn nhảy qua lãnh vực quảng cáo và truyền thông, bảo hiểm, thực phẩm và xây dựng. Fininvest của ông thuộc top 10 của nước Ý. Fininvest có 150 công ty con từ năm 1990. Ông sở hữu 3 đài truyền hình và nhiều tờ báo lớn, giành lấy khoảng 50% thị phần thông qua tập đoàn Mediaset và kênh Canale 5 cùng với Italia 1 và Rete 4.
Khi làm Thủ tướng 3 nhiệm kỳ đứt quãng, nhưng trong khoảng thời gian kỷ lục của nước Ý sau Thế chiến, ông gián tiếp ảnh hưởng mạnh lên Đài truyền hình nhà nước là Rai TV, nghiễm nhiên trở thành vua âm thanh, nắm quyền lực thứ tư.
Qua thập niên 70 của thế kỷ trước, Telemilano, rồi công ty quảng cáo và truyền thông hàng đầu Pubitalia cùng với nhà xuất bản lớn nhất Ý là Arnoldo Mondadori. Berlusconi còn là chủ tịch Câu lạc bộ bóng đã nổi tiếng AC Milano.
Chưa hết: Ông còn là chủ hãng phim Medusa và Penta, rồi ngân hàng Mediolanun…
Ai làm được như ông, thì việc bước từ thương trường qua chính trường dễ như lật bàn tay.
Thủ tướng tai tiếng
Phải nói là Berlusconi rất khôn ngoan khi chớp thời cơ lập ra Forza Italia (Nước Ý tiến lên) để tranh cử trong bối cảnh nước Ý chán ngán tham nhũng và thay chính phủ gần như thay áo. Nước Ý tiến lên là lời reo hò cổ vũ truyền thống cho đội AC Milan, và thế là tên gọi của đảng chính trị mới mẻ này vừa gây ấn tượng, vừa dễ đi vào tai vào lòng cử tri, khi các đài truyền hình của ông ra rả phát tán rộng rãi, lan tỏa khắp nơi.
Gần như mọi chính trị gia đều thuộc dòng họ Hứa Lèo. Berlusconi chỉ làm được một phần năm những lời hứa khi ra tranh cử.
Các tay bình luận thường trêu: chính trị gia giỏi hiếm như ruồi màu trắng.
Di sản Berlusconi để lại, khi bị bất tín nhiệm ở quốc hội Ý và phải từ chức, thật là nặng nề: nợ công lên tới 1.900 tỷ Euro (tức khoảng 2.600 tỷ USD), tương đương 120% tổng thu nhập xã hội một năm của nước Ý, cường quốc kinh tế lớn thứ 3 ở Khu vực đồng Euro, sau Đức và Pháp. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp đã lên tới 27%. Liên minh gồm đảng Nhân dân tự do (PdL) do ông Berlusconi đứng đầu và Lega Nord với ông Umberto Bossi đã mất đa số ở Quốc hội.
Quyền lực của Berlusconi đã lung lay khi Ý tăng trưởng rất thấp trong các quý đầu năm nay, chỉ còn 0,1 và 0,3%, trong khi núi nợ công không ngừng tăng lên.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế về tham nhũng, nước Ý hiện nay đứng thứ 67. Rwanda và một số quốc gia châu Phi khác còn trong sạch hơn.
Ông đến cuộc họp G20 đầu tháng 11/2011 với sự ngao ngán. Nước Ý được xếp vào nhóm Pigs (viết tắt của Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha đang chịu nợ như chúa chổm).
Địa Trung Hải sắp sôi lên.
Bê bối tình dục
Ở một mặt khác, và có lẽ mặt này đã làm ông sao nhãng trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước, là sự thái quá gần như bệnh hoạn của hội chứng Berlusconi.
Những đêm Bunga Bunga, có khi một mình ông với 33 cô gái chân dài, với quà tặng xa xỉ, với kiểu ăn bánh trả tiền và chối chày chối cối, phải xuất hiện 2.500 lần trước tòa trong vòng 20 năm, bị thẩm vấn 577 lần, với 106 vụ xử (4 vụ còn đang tiếp tục) và trả chi phí lên tới 200 triệu Euro (khoảng 275 triệu USD)
Các tay chơi của cả thế giới chắc phải chào thua Silvio thôi!
Nào là sinh nhật em Noemi Letizia 18 tuổi vào năm 2009, Karima “ruby” El Mahroug 17 tuổi dưới vị thành niên. Trước đó xì căng đan với cô bộ trưởng các cơ hội bình đẳng Mara Carfagna, với gái gọi hạng sang Patrizia D’addario. Rõ thật khổ cho cô vợ diễn viên Veronica Lario (tên thật là Miriam Bartolini).
Chống đỡ lại cuộc tấn công của truyền thông, Berlusconi phát biểu: tôi không phải là thánh!
Hình như ông ta đã quên trong rất nhiều lúc, mình là một nguyên thủ quốc gia, là biểu tượng của nước Ý, là người của công chúng. Nước Ý có thể rất thoáng và khoan dung, nhưng họ đã phải trả giá cho một kết quả bầu cử đầy mơ mộng là Berlusconi sẽ đem lại luồng gió mới.
Tiếc là gió độc đã thổi vào nhiều hơn.
Nước Ý có còn tiến lên?
Theo luật của Ý, Tổng thống Giorgio Napolitano đã bổ nhiệm ông Mario Monti làm Thủ tướng với điều kiện được Quốc Hội thông qua.
Ông Berlusconi vẫn còn là nghị sĩ tại Quốc hội. Ông được xem là người giàu để làm chính trị và làm chính trị để bảo vệ và phát triển sự giàu có của ông. Ông sẽ khó làm một bóng mờ. Những sự dễ dãi và sự thông cảm của người dân Ý sẽ không còn dành cho ông nữa.
Dư luận và thị trường hiện đang tương đối hài lòng với một nội các gồm nhiều chuyên gia kinh tế, chính trị và hành chính (Tiếng Ý gọi là governo technico, nhưng không đậm nghĩa kỹ trị).
Ông Monti là một nhà kinh tế tân tự do, rất nổi tiếng, là viện trưởng Đại học Bocconi ở Milano, cựu ủy viên cao cấp của Liên minh Châu Âu.
Ông được mô tả là con người dè dặt, thận trọng, tương phản với Berlusconi khoa trương, ăn chơi xa xỉ.
Thủ tướng kiêm bộ trưởng kinh tế Mario Monti 68 tuổi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, phải chịu sự giám sát của EU và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để thực thi chính sách thắt lưng buộc bụng, tăng thuế VAT từ 20 lên 21%, giải quyết và giảm nợ công, giải quyết nạn thất nghiệp, tăng giá nhiên liệu, bán tài sản công, điều chỉnh tuổi về hưu là 67 tuổi…
Chưa biết “super Mario” và nội các của ông, cùng với Quốc hội Ý có thành công không đây?
Nước Ý vẫn chưa yên. Chuyên gia Mỹ Moises Naim cảnh báo: Người Ý đã đánh mất sự rộng lượng sau khi ông Berlusconi ra đi và bây giờ không còn chỗ cho lời bào chữa nào nữa.
Đã có một cảnh báo khác trong lịch sử nước Ý xa xưa: Vua Claudius Caesar Nero trị vì vào năm 54 – 68 sau Công Nguyên, đã đùa vui như Đắc Kỷ của Trung Hoa, đã tìm vui bằng cách đốt cháy thành La Mã, tức Roma ngày nay, vào năm 64.
Hiểu được quyền lực, vận dụng đúng quyền lực và có cơ chế để hạn chế tối đa việc lạm dụng quyền lực.
Điều đó cần cho mọi quốc gia, không riêng gì nước Ý.
Nhìn lại Berlusconi là như thế. Không biết Berlusconi giờ đây có đủ sáng suốt để nhìn lại chính mình không.
Vai chính đã lùi vào khi hạ màn.
Ôi! Berlusconi, ông là hiện tượng hay sự cố? Là thiên tài hay quái thai? Không biết đặt câu hỏi như thế thì có nặng lời lắm không? Hay nên nói như người Ý: Lạy chúa tôi! Amigo! Mamma Mia!
Ở một mặt khác, và có lẽ mặt này đã làm ông sao nhãng trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước, là sự thái quá gần như bệnh hoạn của hội chứng Berlusconi.
Những đêm Bunga Bunga, có khi một mình ông với 33 cô gái chân dài, với quà tặng xa xỉ, với kiểu ăn bánh trả tiền và chối chày chối cối, phải xuất hiện 2.500 lần trước tòa trong vòng 20 năm, bị thẩm vấn 577 lần, với 106 vụ xử (4 vụ còn đang tiếp tục) và trả chi phí lên tới 200 triệu Euro (khoảng 275 triệu USD)
Các tay chơi của cả thế giới chắc phải chào thua Silvio thôi!
Nào là sinh nhật em Noemi Letizia 18 tuổi vào năm 2009, Karima “ruby” El Mahroug 17 tuổi dưới vị thành niên. Trước đó xì căng đan với cô bộ trưởng các cơ hội bình đẳng Mara Carfagna, với gái gọi hạng sang Patrizia D’addario. Rõ thật khổ cho cô vợ diễn viên Veronica Lario (tên thật là Miriam Bartolini).
Chống đỡ lại cuộc tấn công của truyền thông, Berlusconi phát biểu: tôi không phải là thánh!
Hình như ông ta đã quên trong rất nhiều lúc, mình là một nguyên thủ quốc gia, là biểu tượng của nước Ý, là người của công chúng. Nước Ý có thể rất thoáng và khoan dung, nhưng họ đã phải trả giá cho một kết quả bầu cử đầy mơ mộng là Berlusconi sẽ đem lại luồng gió mới.
Tiếc là gió độc đã thổi vào nhiều hơn.
Nước Ý có còn tiến lên?
Theo luật của Ý, Tổng thống Giorgio Napolitano đã bổ nhiệm ông Mario Monti làm Thủ tướng với điều kiện được Quốc Hội thông qua.
Ông Berlusconi vẫn còn là nghị sĩ tại Quốc hội. Ông được xem là người giàu để làm chính trị và làm chính trị để bảo vệ và phát triển sự giàu có của ông. Ông sẽ khó làm một bóng mờ. Những sự dễ dãi và sự thông cảm của người dân Ý sẽ không còn dành cho ông nữa.
Dư luận và thị trường hiện đang tương đối hài lòng với một nội các gồm nhiều chuyên gia kinh tế, chính trị và hành chính (Tiếng Ý gọi là governo technico, nhưng không đậm nghĩa kỹ trị).
Ông Monti là một nhà kinh tế tân tự do, rất nổi tiếng, là viện trưởng Đại học Bocconi ở Milano, cựu ủy viên cao cấp của Liên minh Châu Âu.
Ông được mô tả là con người dè dặt, thận trọng, tương phản với Berlusconi khoa trương, ăn chơi xa xỉ.
Thủ tướng kiêm bộ trưởng kinh tế Mario Monti 68 tuổi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, phải chịu sự giám sát của EU và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để thực thi chính sách thắt lưng buộc bụng, tăng thuế VAT từ 20 lên 21%, giải quyết và giảm nợ công, giải quyết nạn thất nghiệp, tăng giá nhiên liệu, bán tài sản công, điều chỉnh tuổi về hưu là 67 tuổi…
Chưa biết “super Mario” và nội các của ông, cùng với Quốc hội Ý có thành công không đây?
Nước Ý vẫn chưa yên. Chuyên gia Mỹ Moises Naim cảnh báo: Người Ý đã đánh mất sự rộng lượng sau khi ông Berlusconi ra đi và bây giờ không còn chỗ cho lời bào chữa nào nữa.
Đã có một cảnh báo khác trong lịch sử nước Ý xa xưa: Vua Claudius Caesar Nero trị vì vào năm 54 – 68 sau Công Nguyên, đã đùa vui như Đắc Kỷ của Trung Hoa, đã tìm vui bằng cách đốt cháy thành La Mã, tức Roma ngày nay, vào năm 64.
Hiểu được quyền lực, vận dụng đúng quyền lực và có cơ chế để hạn chế tối đa việc lạm dụng quyền lực.
Điều đó cần cho mọi quốc gia, không riêng gì nước Ý.
Nhìn lại Berlusconi là như thế. Không biết Berlusconi giờ đây có đủ sáng suốt để nhìn lại chính mình không.
Vai chính đã lùi vào khi hạ màn.
Ôi! Berlusconi, ông là hiện tượng hay sự cố? Là thiên tài hay quái thai? Không biết đặt câu hỏi như thế thì có nặng lời lắm không? Hay nên nói như người Ý: Lạy chúa tôi! Amigo! Mamma Mia!
Nguyễn Thanh Lâm
Lam@easyvn.com
Lam@easyvn.com