Là người đồng hành cùng GS Ngô Bảo Châu trong chuyến đi đó, cũng như nhiều chuyến đi khác của “Cơm có thịt”, tôi đồng ý, GS Ngô Bảo Châu là một người rất bình dị, từ trong những hành động nhỏ. Cũng chính vì vậy mà tôi tin là anh không định, và cũng không thích được “biểu tượng hóa” lên bằng một yếu tố thuộc về bên ngoài như vậy.
Hành động nhà toán học nổi tiếng thế giới đi đôi dép tổ ong trên thực tế là để đến được với lớp học đó, chúng tôi cần phải lội qua một con suối và lẽ dĩ nhiên không ai có thể mang giày. Một thành viên trong đoàn nhanh trí mượn được của một nhà dân cạnh đó đôi dép để GS Châu đi tạm. Chuyện chỉ có thế, rất bình thường như nhiều người chúng ta vẫn làm khi cần băng đèo lội suối, nên tôi nghĩ không cần phải “cường điệu hóa”, nhất là với một con người khiêm nhường và giản dị như GS Châu.
Trong cuộc đồng hành với “Cơm có thịt” và nay là “Trò nghèo vùng cao”, chính sự chân tình, cởi mở cùng trái tim giàu nhiệt huyết và uy tín xã hội của GS Châu mới là những giá trị truyền cảm hứng, mà không cần phải có thêm một động tác “biểu tượng hóa” nào nữa cả, tôi tin là thế!
– Giáo sư Ngô Bảo Châu: “Cũng có lúc tôi áy náy với mình”
– Ngô Thanh Hiên – con gái đầu của GS Ngô Bảo Châu: “Bố Châu cũng phải… rửa bát”
– Dung dị, quyết đoán, Ngô Bảo Châu