Nguyễn Quang Dũng – Gã đàn ông Sài Gòn phá cách

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng liên tục thay đổi hình tượng, đổi mới phá cách thông qua các tác phẩm điện ảnh chỉnh chu như “Dạ cổ hoài lang”, “Tháng năm rực rỡ”, “Ước hẹn mùa thu”, v.v... Nhân dịp này, hãy cùng THVH & Đàn Ông trò chuyện với gã đàn ông Sài Gòn trẻ trung, “làm tới nơi chơi tới chốn” trong vị “đạo diễn triệu đô” về công việc cũng như cuộc sống. 

quangdung_ttvhdanong-1-768x596

Người Sài Gòn làm ra làm, chơi ra chơi

– Từ nhỏ, nhờ ba mình là nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà anh có cơ hội tiếp xúc với nhiều “cao thủ” trong giới văn nghệ sĩ, trong đó hẳn nhiên cũng có nhiều nghệ sĩ người Sài Gòn. Tôi đoán anh có thể dễ dàng nhìn thấu “cái chất” của một người Sài Gòn?

Thế nào là “một người Sài Gòn”? Tôi cho rằng không dễ để định nghĩa hay phác họa cụ thể! Mặc dù tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, có hộ khẩu thành phố, nhưng theo tôi, nhiêu đó vẫn chưa đủ để trở thành người Sài Gòn.

Người Sài Gòn có khí chất hào sảng, phóng khoáng của người Nam Bộ. Nhưng thêm vào đó là sự năng động, siêng năng quyết liệt, nhạy bén và dễ tiếp cận cái mới và luôn cập nhật, thích nghi với đổi mới – những tính cách đặc trưng của người đô thị.


“Tôi nghĩ người Sài Gòn không tự coi mình là đặc biệt, không đặt nặng “chuẩn” người Sài Gòn. Vì họ biết thực tế có nhiều người từ nhiều địa phương khác đến làm ăn sinh sống, gắn bó và đóng góp cho thành phố mà mình đang sống thì cũng là dân Sài Gòn.”


Tôi nghĩ người Sài Gòn không tự coi mình là đặc biệt, không đặt nặng “chuẩn” người Sài Gòn. Vì họ biết thực tế có nhiều người từ nhiều địa phương khác đến làm ăn sinh sống, gắn bó và đóng góp cho thành phố mà mình đang sống thì cũng là dân Sài Gòn. Thật sự “dân Sài Gòn” rất đặc biệt! Tôi nghĩ vùng đất không làm nên tính cách con người như vậy. Nhưng những con người có tính cách phù hợp sẽ đến, sống thích ứng và ở lại với vùng đất này, làm nên cái chất riêng của “dân Sài Gòn”.

– Vậy cái chất Sài Gòn đó có trong anh không? Nếu nghĩ về hình ảnh của một nam nghệ sĩ Sài Gòn, đầu tiên anh nghĩ đến ai?

Nếu nghĩ đến nam nghệ sĩ Sài Gòn, có lẽ đầu tiên tôi sẽ nghĩ đến… tôi! (cười). Thật ra tôi không biết chuẩn nghệ sĩ Sài Gòn là như thế nào, nhưng tôi nghĩ mình đang sống như “dân Sài Gòn”. Tức là làm ra làm, chơi ra chơi! Lúc cần lao động thì tôi lai động cật lực, lúc cần nghỉ ngơi thì… cà phê thư giãn thôi!

Tinh thần của bộ phim là khoảng cách thế hệ, khoảng cách gia đình – đó cũng là chuyện thường thấy trong gia đình Việt Nam. Tôi mong khi xem “dạ cổ hoài lang” những khán giả luống tuổi sẽ có sự thông cảm dành cho người trẻ. Đồng thời, các bạn trẻ cũng ghi nhớ, trân trọng và gìn giữ mối quan hệ với ông bà, cha mẹ.

quangdung_ttvhdanong-2-758x1024
Nếu nghĩ đến nam nghệ sĩ Sài Gòn, có lẽ đầu tiên tôi sẽ nghĩ đến… tôi! (cười). Thật ra tôi không biết chuẩn nghệ sĩ Sài Gòn là như thế nào, nhưng tôi nghĩ mình đang sống như “dân Sài Gòn”. Tức là làm ra làm, chơi ra chơi! Lúc cần lao động thì tôi lai động cật lực, lúc cần nghỉ ngơi thì… cà phê thư giãn thôi!

– Nhiều người đã khẳng định Sài Gòn là thiên đường để các nghệ sĩ tha hồ vùng vẫy. Anh có đồng ý chăng?

Dùng “Đất lành chim đậu” mà mô tả Sài Gòn thì quá tầm thường vì cá nhân tôi cho rằng đây là mảnh đất trên cả tuyệt vời dành cho giới văn nghệ sĩ! Đơn giản cơ hội và thử thách là bao la. Ở Sài Gòn, tôi có một nhóm bạn thường xuyên tụ tập, giới thiệu, giúp đỡ và tạo cơ hội công việc cho nhau. Rõ ràng có thể thấy nơi đây đã truyền năng lượng và cảm hứng cho các đạo diễn Việt kiều như Charlie Nguyễn, Victor Vũ… để họ quay về làm việc, sinh sống. Ngay cả đạo diễn phim “Kong” Jordan Vogt-roberts cũng sắp tậu nhà và sống ở thành phố đó thôi! (cười)

Với tôi, Sài Gòn là nơi mà người ta có nhiều cơ hội, nhiều chọn lựa để sống theo đam mê, bản năng và đóng góp cho quê hương. Và tất cả những người gắn bó với Sài Gòn, không chỉ bằng công ăn việc làm mà còn bằng tình cảm, lối sống… Tôi nghĩ nên gọi họ là “dân Sài Gòn”.

Dùng cảm quan người trẻ kể chuyện người già

– Trong thời điểm kịch bản chất lượng vàng thau lẫn lộn thì đưa một tác phẩm sân khấu đã thành công như “Dạ cổ hoài lang” lên màn ảnh rộng, theo anh là một quyết định khôn ngoan hay liều lĩnh?

Liều lĩnh hay khôn ngoan thì xin dành cho khán giả sau khi xem phim. Vở “Dạ cổ hoài lang” được viết ra ở một sân khấu thể nghiệm 5B. Cả vở kịch hầu như chỉ có 2 lớp cảnh, 4 nhân vật nhưng lại có sức bền hơn 20 năm. Vì vậy chuyển thể tác phẩm này thành phim điện ảnh đối với tôi nhiều áp lực, vô số thử thách và hiển nhiên bao hàm nhiều điều thú vị. Tuy vậy cũng là tiền đề để tôi thỏa sức sáng tạo chủ động khoác một chiếc “áo mới” cho tác phẩm kinh điển này.

– Trong những sáng tạo anh mang đến thì chi tiết nào là đắt giá nhất?

Điều tôi tâm đắc nhất là nếu như trước đây câu chuyện trong vở kịch được kể theo góc nhìn của hai người già xa xứ, thì ở bộ phim này có thêm sự chia sẻ và góc nhìn của người trẻ, thông qua nhân vật cô cháu gái của ông Tư Lành.

Tôi rất thích một câu thoại mà trong vở kịch không có. Sau khi mâu thuẫn với ông nội, khiến cho ông bỏ đi, đứa cháu gái đã hỏi ba mình: “Con sai hay nội sai?”, ông bố trả lời: “Con không sai, nội cũng không sai, mà chỉ khác nhau”. Cô cháu gái là đại diện cho thế hệ người Việt trẻ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, còn ông Tư là đại diện cho thế hệ ông bà ở Việt Nam. Sự cách biệt về lối sống, văn hóa giữa họ là điều không thể tránh khỏi, và cũng không thể bắt lỗi ai.

quangdung_ttvhdanong-3-757x1024
Với tôi, Sài Gòn là nơi mà người ta có nhiều cơ hội, nhiều chọn lựa để sống theo đam mê, bản năng và đóng góp cho quê hương. Và tất cả những người gắn bó với Sài Gòn, không chỉ bằng công ăn việc làm mà còn bằng tình cảm, lối sống… Tôi nghĩ nên gọi họ là “dân Sài Gòn”.

– Sở dĩ vở “Dạ cổ hoài lang” sống lâu là do đánh trúng tâm lý của người Việt thập niên 80, 90 ngày ấy với nỗi băn khoăn đi hay ở, sự cách trở, tha hương, cách biệt thế hệ… Thế nhưng bây giờ công nghệ phát triển điên cuồng nào Facebook nào Internet nào livestream và rồi người già xa quê không còn quá cô độc, thì liệu có còn hợp thời chăng?

Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện về những con người xa xứ mà còn là vấn đề trong một gia đình người Việt tha hương với mâu thuẫn giữa các thế hệ, những khác biệt trong nếp sống, tư tưởng, cũng như cách ứng xử. Tôi nghĩ trong câu chuyện quen thuộc này, người ta thấy những vấn đề của cuộc sống hiện tại: khoảng cách trong gia đình và thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa lớp thanh niên và lớp người già vốn nặng lòng với truyền thống.

Tôi đã sống cùng một gia đình người Việt ở Mỹ trong khoảng một tháng nên phần nào hiểu được bối cảnh, cách ứng xử của của lớp trẻ gốc Việt ở hải ngoại. Do đó tôi cố gắng khai thác mâu thuẫn và bi kịch về khoảng cách thế hệ trong phim để phù hợp và gần gũi với tâm lý cũng như góc nhìn của người trẻ.

Q&A

– Người ta có thể tìm thấy anh ở đâu giữa Sài Gòn?

Cà phê ở trung tâm Quận 1 (đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi).

– Quyển sách chân thật nhất về Sài Gòn?

Lâu rồi tôi không đọc sách

– Người Sài Gòn anh thích nói chuyện nhất?

Bạn tôi toàn là dân nhập cư thôi! Vũ Ngọc Đãng được gọi là người Sài Gòn không nhỉ?

– Món ăn Sài Gòn ăn hoài không chán?

Cơm tấm

– Đồ uống Sài Gòn ghiền nhất?

Cà phê sữa đá

– Người đàn ông Sài Gòn chuẩn nhất theo tôi phải…?

Ga lăng

– Sài Gòn đẹp nhất khi nào?

Mồng 1 Tết. Vì quanh năm chỉ có duy nhất ngày này là Sài Gòn không giống với mọi ngày. Khí tiết và không khí cực trong lành.

– Ký ức về Sài Gòn với tôi là…?

Đoạn đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Ngô Thời Nhiệm. Đó là một con phố đẹp. Thời đi học thì tôi cũng có nhiều kỷ niệm với đoạn Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Văn Tần, gần trường Lê Quý Đôn.

– Điều nuối tiếc về Sài Gòn?

Không khí hàng quán vỉa hè. Tôi nhớ ngày xưa gần Hồ Con Rùa có khu bán ốc, không khí rất vui vẻ. Thật tiếc khi bây giờ không còn nữa!

– Ba tính từ mô tả về Sài Gòn?

Trẻ trung, năng động, thoải mái

– Một ngày hoàn hảo ở Sài Gòn?

Sáng cà phê rồi làm việc. Trưa thì ăn cùng bạn bè. Đầu giờ chiều làm việc đến tối về nhà hoặc tụ tập cùng đám bạn.

– Sài Gòn trong tôi là…?

Mảnh đất tuyệt vời để sống với đam mê.

Bài: Tô Lâm

(TTVH & Đàn Ông số 138 – 4/2017)

 

Leave a Comment


From the same category