Người phụ nữ dùng liệu pháp thôi miên để trị chứng “sợ ăn rau củ”

Jenny Edgar sẽ buồn nôn nếu thử bất cứ thứ gì khác ngoài thực đơn nhạt nhẽo của mình, gồm ngũ cốc khô, phomai và bánh quy, hoặc bữa tối hàng ngày gồm mỳ ống và khoai tây chiên.

Jenny Edgar sẽ buồn nôn nếu thử ăn rau củ. (Nguồn: Fox News)

Jenny Edgar, 32 tuổi, là một nhân viên lễ tân sống tại Coventry, Anh. Cô gái này sẽ buồn nôn nếu thử bất cứ thứ gì khác ngoài thực đơn nhạt nhẽo của mình, gồm ngũ cốc khô, phomai và bánh quy, hoặc bữa tối hàng ngày gồm mỳ ống và khoai tây chiên. Ngay trong lễ Giáng sinh cô cũng chỉ ăn phomai macaroni.

Người phụ nữ này tránh ăn bất kỳ loại trái cây nào, rau hoặc cá vì nó sẽ khiến cô cảm thấy nôn nao. Nhưng sau khi đính hôn, cô quyết định sẽ phải đối mặt với nỗi sợ hãi của cả cuộc đời mình nhăm giảm cân và có một sức khỏe tốt trước khi tiến hành đám cưới vào tháng Ba tới.

Và kết quả thu được thật đáng kinh ngạc. Chỉ sau 6 buổi trị liệu bằng biện pháp thôi miên, Edgar đã có thể ăn một số món ăn mà trước đây mình rất sợ.

Edgar cho biết: “Khi còn nhỏ, tôi sẽ ăn nho khô hay nho, nhưng rất ghét rau. Khi lớn hơn, tôi không đụng đến rau xanh, chỉ ăn phomai và mỳ ống vì tôi thích những thứ này. Tôi sợ rau và trái cây đến mức không muốn đưa chúng lên miệng, còn nếu đã trót cho vào miệng tôi sẽ phải nhổ chúng ra.”

Edgar cho biết thêm cô “ghét kết cấu” của một số loại thực phẩm, như lông tơ trên quả đào, hoặc độ mọng nước của cà chua.

“Khi còn là thiếu nữ đây không phải là vấn đề gì nghiêm trọng bởi vì tôi khá mảnh mai, nhưng sau khi vào đại học và sinh con, tôi thấy cân nặng của mình ngày một tăng lên. Tôi cũng ngừng gặp gỡ bạn bè tại các nhà hàng hoặc khi ra ngoài trong trường hợp tôi ghết đồ ăn tại đó,” cô nói.

“Một ngày chủ nhật, tôi tới ăn tối tại nhà của chồng sắp cưới, và tôi phải ăn đồ ăn làm sẵn và mang theo của mình, đó là phomai macaroni. Việc này khiến tôi rất xấu hổ và thất vọng về bản thân mình. Tôi nghĩ rằng nếu tôi không hành động ngay bây giờ thì tôi sẽ không bao giờ thay đổi được.”

Edgar hiện đang sống cùng chồng chưa cưới, Mark Lancashire, 37 tuổi. Cô đã quyết định vượt qua nỗi sợ này để giúp cậu con trai 8 tuổi Kian có một chế độ ăn lành mạnh.

“Kian đang ở tuổi cần được ăn các loại đồ ăn khác nhau và tôi không muốn thằng bé bị ảnh hưởng từ tôi,” cô nói. “Bởi bản thân mình không thích trái cây và rau củ, tôi chỉ mua dâu tây cho thằng bé, nhưng tôi muốn nó được ăn thử nhiểu loại khác nhau.”

Edgar đã tới gặp nhà trị liệu thôi miên Russell Hemmings, người hướng dẫn cô sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp thôi miên để giúp cô vượt qua nỗi ám ảnh của mình.

“Buổi học đầu tiên thật tuyệt vời. Ông ấy trò chuyện với tôi một cách thoải mái và bắt tôi thử 5 loại trái cây khác nhau. Tôi đưa một miếng dứa lên miệng và thật đáng kinh ngạc, nó rất ngon, thật không thể tin được rằng tôi đã đợi lâu đến vậy để ăn nó.”

Trong suốt buổi học, cô cũng đã thử ăn xoài và táo. Dù sau đó cô cảm thấy không yêu thích hai loại quả này lắm, nhưng ít nhất cô đã sẵn sàng thử nó.

Sau vài buổi học, Russell đã nấu một bữa ăn với cá tươi và rau. Edgar cho biết: “Tôi đã lo lắng khi ăn thử chúng, nhưng sau một vài lần nếm tôi đã gần như bị mắc câu. Chúng rất ngon.”

Giờ tây, Edgar đang mong muốn rèn luyện thêm tay nghề nấu nướng của mình và thậm chí còn lên kế hoạch tự trồng rau tại nhà.

Chuyên gia Russell Hemmings, chuyên điều trị chứng rối loạn lo âu, trầm cảm và cân nặng, cho biết hôi chứng “lo lắng khi ăn” thường gắn liền với thời thơ ấu và một số loại thực phẩm có thể kích hoạt những cảm xúc và phản ứng tiêu cực.

Ông cho biết: “Chứng chán ghét thức ăn có thể diễn biến rất trầm trọng và có thể kéo dài suốt đời.”

Hemmings cho biết thêm ông đã sử dụng phương pháp tiếp cận “ba mũi nhọn” gồm huấn luyện, liệu pháp nhận thức-hành vi bằng liệu pháp thôi miên để “hệ thống lại” các phản ứng của Edgar để cô ấy không còn sợ một số loại thức ăn.

Ông nói: “Tôi rất vui khi thấy Edgar nếm thử những loại trái cây và rau củ khác nhau mà cô ấy đã không ăn trong hơn hai thập kỷ, điều này sẽ cải thiện cách sống của gia đình cô ấy”.


From the same category