CHỖ ĐỨNG, ĐÔI CHÂN & NHỮNG VẾT XƯỚC
“Thứ tôi còn lại là một ước mơ” – Nguyễn Thị Thủy, người phụ nữ mất chiếc chân trái năm 18 tuổi đã nói như vậy khi nhớ lại biến cố không may đó của cuộc đời mình. Nhưng “thứ còn lại” ấy cũng chính là bệ phóng kỳ diệu đã giúp chị đứng lên để viết tiếp những chương đẹp nhất cho cuốn sách cuộc đời tưởng chừng dang dở ấy.
“Chỗ đứng, đôi chân và những vết xước” cũng là những chương đời đẹp đã được viết lên bằng nghị lực và lòng đam mê của “chim công làng múa” Linh Nga, ca sĩ Thu Minh, diễn viên Ngô Thanh Vân, người mẫu Thanh Thảo và Mâu Thanh Thủy…
Và họ đều thống nhất với Đẹp rằng, thứ còn lại, cuối cùng, nơi những trang viết đẹp, sẽ không phải là những vết xước, cũng không phải những tấm “huy chương”, mà là cách chúng ta đứng lên bằng chính đôi chân của mình…
Bài cùng chuyên đề
– VĐV Nguyễn Thị Thủy: “Thứ tôi còn lại luôn là một… ước mơ”
– Nghệ nhân ưu tú Vũ Đức Thắng & Chiếc chân gốm độc bản
– Diễn viên Ngô Thanh Vân: “Có gói bảo hiểm cho đôi chân, tôi mua liền!”
– Linh Nga: “Tôi may mắn có sân khấu để… trốn chạy”
– Mâu Thanh Thủy: “Từng suýt không biết dùng chân… vào việc gì”
– Ca sĩ Thu Minh: “Phụ nữ tự lập, đàn ông mới nể”
– Đằng sau những bức hình về “Chỗ đứng, đôi chân và những vết xước”
– Từ bao giờ chị nhận thấy đôi chân của mình khác với những người xung quanh?
– Lên cấp 2, tôi thấy mình cao hơn các bạn khác nhiều quá. Lúc đó, đạp xe đi học hay bị chú ý. Mà tôi là người ghét bị chú ý, thành ra ghét luôn cả đôi chân. Nhưng khi bước chân đi làm mẫu năm 20 tuổi, chính đôi chân đó dạy tôi biết nhìn lại mình. Tôi không những thấy đôi chân dài là tặng vật của tạo hóa, mà ngay cả khuôn mặt góc cạnh – thứ mà tôi thường “ngầm trách” bố mẹ – cũng là thứ giúp bản thân khác biệt.
– Sở hữu một đôi chân dài, trong khi lại yêu một “đôi chân ngắn”, chị nghĩ sao về sự khác biệt này?
– Khác biệt chỉ là về hình thể. Với người không làm mẫu, thì đôi chân dù ngắn hay dài cũng vẫn làm bằng ấy chức năng hỗ trợ con người. Về mặt cơ học, tôi không thấy có sự khác biệt nào giữa những đôi chân. Vì vậy, trong đầu tôi không có khái niệm “chân ngắn” – “chân dài”.
Trong mối quan hệ của tôi và Tiến, tôi vẫn luôn là người tự lo cho mình nhiều hơn, thay vì dựa vào bạn trai, như đa số các cô gái. Chẳng hạn khi đi chơi, thay vì được bạn trai tới đón, thì tôi phải đưa đón anh ấy. Nhưng tôi hạnh phúc với điều đó, và hạnh phúc khi san sẻ với Tiến.
– Chị đã làm thế nào để bảo vệ tình yêu của mình?
– Dư luận ác ý không “quật ngã” nổi tình yêu của chị. Thế còn nghề mẫu, chị đã làm gì để chinh phục những cung đường khó khăn?
– Lúc đầu, khi quyết định theo nghề, tôi tưởng tượng đây là công việc rất bận rộn. Nhưng khi bước vào, tôi bị sốc lắm vì suốt thời gian dài, tôi chẳng có show, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà, giữa bốn bức tường, nên có lúc trong tôi đã xuất hiện ý định bỏ nghề để đi học lại… Đến giờ này thì tôi đã hiểu, ngoài đôi giày cao gót, thì lòng quyết tâm và sự đam mê cực kỳ quan trọng. Điều này nghe thì sáo rỗng, nhưng quả là, nếu không có đam mê sẽ không thể đi lâu trong nghề được…
– Cảm ơn những chia sẻ của chị!
– Chị nghĩ, người ta đứng lên bằng gì?
– Bằng đôi chân. Nhưng khi mệt mỏi, muốn đứng lên được thì lại cần rất nhiều ý chí.
– Nhịp điệu nào thì phù hợp với chị: bước nhanh, bước khoan thai hay lúc thưa, lúc nhặt?
– Bước khoan thai.
– Chị muốn ai là “đại gia” của mình?
– Tôi nghĩ, ngày hôm nay tôi có thể là “đại gia” của chính mình.