Ngủ đêm giúp trẻ nhận thức tốt hơn - Tạp chí Đẹp

Ngủ đêm giúp trẻ nhận thức tốt hơn

Sống
Những phát hiện mới này đưa ra bằng chứng rằng giấc ngủ trẻ đóng một vai trò quan trọng với sự phát triển của quá trình nâng cao nhận thức, sau đó nó có thể chi phối cảm xúc, sự hòa đồng xã hội và các thành tích trong học tập.


Để thực hiện được những nghiên cứu dài kỳ này, các chuyên gia ở Đại học Minnesota (Mỹ) và Đại học Montreal (Canada) đã theo dõi 60 đứa trẻ từ độ tuổi 12 tới 26 tháng cùng với sự hỗ trợ tích cực của những bà mẹ. Ở thời điểm 12-13 và 18 tháng, các bà mẹ được yêu cầu buộc bọn trẻ phải đi ngủ theo đúng lịch trong vòng 3 ngày liên tiếp và ghi lại biểu đồ giấc ngủ, mỗi ngày tăng thêm nửa giờ ngủ trong chu kỳ 24 giờ. Dựa trên lịch trình này, các nhà nghiên cứu có thể xác định xem mỗi đứa trẻ ngủ trong bao lâu, tỷ lệ giấc ngủ ban đêm như thế nào (trong khoảng 7 giờ tối tới 7 giờ sáng) và giấc ngủ bị ngắt quãng ra sao (số lần thức giấc ban đêm).



Sau đó, ở tháng thứ 18 và 26, các nhà nghiên cứu cho chúng tham gia hàng loạt các bài kiểm tra về hoạt động. Một trong số đó là bài kiểm tra khả năng kiểm soát sự bốc đồng cho trẻ 26 tháng tuổi. Ở bài test này, các nhà khoa học sẽ đặt một món quà dưới một chiếc cốc trong suốt trước mặt. Bọn trẻ sẽ được yêu cầu là chờ (từ 5 tới 20 giây) cho tới khi người làm thí nghiệm rung chuông thì mới được đi tìm và lấy món quà.


Kết quả là, so với những đứa trẻ ngủ nhiều hơn vào ban ngày, những đứa từ 12-18 tháng ngủ nhiều hơn vào ban đêm có xu hướng thực hiện tốt hơn các hoạt động ở 26 tháng tuổi, đặc biệt là việc kiểm soát sự bốc đồng. Sau khi xem xét thêm các yếu tố có liên quan như thu nhập của bố mẹ, giáo dục và khả năng nhận thức của trẻ theo độ tuổi, các nhà khoa học kết luận rằng, chắc chắn có sự liên quan giữa giấc ngủ vào ban đêm và việc nâng cao nhận thức của trẻ. Những kết quả này cho thấy giấc ngủ của trẻ ảnh hưởng tới sự phát triển của cấu trúc não trong hai năm đầu đời, từ đó liên quan tới sự vận động của các hiệu ứng thần kinh, có ý nghĩa đáng kể tới các hoạt động tinh thần, trí lực sau này”, theo nhóm nghiên cứu.


Nhiều chương của nghiên cứu đã cho thấy rằng ngủ – hay thiếu ngủ – có ảnh hưởng nhiều đến việc thứ hiện các bài kiểm tra điều khiển hoạt động, đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Nó cũng đồng thời cho thấy rằng vỏ não phía trước chịu trách nhiệm phần lớn trong việc điều hành các hành vi phức tạp và ra quyết định. Vỏ não đặc biệt dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của việc thiếu ngủ.


Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Child Development số tháng 11-12 năm 2010.


Bài: Minh Phong (theo Time)

Thực hiện: depweb

20/11/2010, 12:18