Nghệ sĩ violon Sơn Mạch: "Ở Việt Nam, ít người biết về Trí Nguyễn" - Tạp chí Đẹp

Nghệ sĩ violon Sơn Mạch: “Ở Việt Nam, ít người biết về Trí Nguyễn”

Giải Trí

Tất nhiên, từ bản thu đầu tiên đến sản phẩm hoàn thiện cuối cùng là quá trình làm việc kéo dài gần 3 tháng, chủ yếu qua Skype. Tôi thu âm phần biểu diễn của mình và gửi cho anh.– Khi nhận được lời mời tham gia trong album hòa tấu của nghệ sĩ Trí Nguyễn, anh đã nghĩ thế nào?

– Đây là vinh dự của một người trẻ như tôi khi được đứng cạnh các nghệ sĩ quốc tế. Tôi tham gia trong hai bản hòa tấu “Lý chiều chiều” và “Lý ngựa ô”. Lúc nhận được lời mời, tôi lo lắm, không biết mình có “gánh” nổi không. Tôi chỉ cảm thấy đỡ áp lực sau khi gửi đi bản thu âm đầu tiên và nhận được lời động viên của anh.

– Bằng cách nào các anh kết nối được với nhau?
– Trong lần anh Trí về Việt Nam, đạo diễn Hoàng Minh Phi có cho anh nghe bản hòa âm ca khúc “Dạ cổ hoài lang” của tôi trong phim của anh ấy. Anh Trí nghe tiếng đàn violon của tôi và đề nghị gặp. Khi ấy tôi không biết Trí Nguyễn là ai và chưa từng nghe tác phẩm của anh.

Tôi đã xúc động trước tiếng đàn tranh của Trí Nguyễn, nó mềm mại, đẹp và đầy mê hoặc. Một tháng liền, ngày nào tôi cũng nghe nhạc của anh Trí từ sáng tới tối (cười). Ở Việt Nam, không nhiều người nghe loại nhạc này, nên cũng ít biết về anh ấy.

nghe-si-violon-son-mach-2-copy

– Anh nhận được gì từ sự kết hợp này?
– Đó là cái nhìn về nhạc dân tộc thông qua con mắt của người Tây phương. Trong tư duy của nhiều người Việt, nhạc dân tộc thường chỉ gói gọn trong sự kết hợp giữa các nhạc cụ dân tộc với nhau. Chúng ta vô tình tự bó hẹp những âm thanh đó theo nguyên tắc xưa cũ, và cho rằng đó là cách để bảo tồn. Anh Trí muốn âm nhạc phải vượt lên trên mọi rào cản, mọi người, bất kể ngôn ngữ, văn hóa, đều cảm được, hiểu được. Nhạc Việt truyền thống có thể người nước ngoài nghe thấy lạ tai, nhưng nó không thực sự thâm nhập vào thế giới thưởng thức của họ. Muốn âm nhạc dân tộc tiếp cận được người nghe quốc tế, chúng ta phải tạo cho nó ngôn ngữ chung. Anh Trí luôn khuyến khích tôi “phá” những cái quen để tạo ra cái mới dựa trên nguyên tắc duy nhất “chỉ cần hay”.

– Điều gì khiến anh thích thú ở Trí Nguyễn, con người hay âm nhạc?

– Anh Trí là người rất cởi mở, nhưng khi làm việc lại vô cùng chuyên nghiệp, đúng hẹn và luôn sắp xếp công việc theo kế hoạch.

Dù sống ở Pháp, nhưng gia đình anh vẫn giữ đúng lễ nghi truyền thống, thờ cúng tổ tiên theo nếp cũ, điều đó làm tôi bất ngờ, bởi thậm chí nhiều gia đình Việt hiện nay, những quy ước dân gian, đặc biệt trong việc cúng lễ tổ tiên ngày Tết đã bị giản lược đi rất nhiều.

NGHỆ SĨ TRÍ NGUYỄN: NGƯỜI TỪ XỨ LẠ

Trí Nguyễn tự mô tả về mình như vậy.

30 năm xa quê là chừng ấy thời gian anh sống giữa hai bờ thế giới.

“Dù đi đâu, ở đâu, tôi vẫn là người Việt” không chỉ là lời khẳng định về cội nguồn, mà còn là “danh tính” Trí Nguyễn lựa chọn cho âm nhạc của mình.

Với mong muốn nhạc dân tộc không chỉ đẹp trong “bảo tàng”, mà phải được “sinh sôi”, được thay đổi và đi xa hơn ngoài biên giới, Trí Nguyễn đã cùng cây đàn tranh ngao du khắp chốn, hòa điệu cùng những tâm hồn, bất chấp mọi khác biệt về cả thời gian lẫn không gian. Thế nhưng, mỗi cuộc trở về của anh lại lặng lẽ, nhỏ nhẹ như một người đi xa ghé thăm nhà.

Đọc thêm:

Nghệ sĩ Trí Nguyễn: Trái tim tôi luôn hướng về Việt Nam

– Nghệ sĩ Teca Calazans: “Sự say mê của Trí Nguyễn luôn khiến tôi thích thú”

– Nghệ sĩ Gurujas Kaur Khalsa – Ứng cử viên Grammy 2017: Âm nhạc có thể hàn gắn thế giới

– Nghệ nhân Vĩnh Tuấn: “Trí Nguyễn biết người biết ta đó”

– Nghệ sĩ violon Sơn Mạch: “Ở Việt Nam, ít người biết về Trí Nguyễn”

Tổ chức: Thùy Anh – Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thực hiện: depweb

13/02/2017, 16:04