Nghệ sĩ Gurujas Kaur Khalsa – Ứng cử viên Grammy 2017: Âm nhạc có thể hàn gắn thế giới

– Dùng những niệm chú thiền định để viết nhạc, chị muốn hướng người nghe đến điều gì trong album này? Chào chị, chúc mừng chị với đề cử chính thức của giải Grammy ở hạng mục Album đương đại xuất sắc nhất cho đĩa nhạc “White sun”!

– Cảm ơn bạn, tôi rất vui vì “White sun” lọt vào danh sách đề cử. Tôi nghĩ chúng tôi đã làm một sản phẩm tốt. Người nghe thích nhạc chúng tôi bởi nó tác động sâu vào tiềm thức của họ, như một thứ công cụ “gột rửa” để thoát khỏi những vướng bận đời sống.

– Tôi tin âm nhạc nếu được vang lên một cách thường xuyên có thể thay đổi con người, khiến họ tốt lên và sống vui tươi hơn. Tôi muốn âm nhạc phải có ích, phải cần thiết cho đời sống nhiều hơn so với vai trò giải trí, thương mại của nó hiện nay.

nghe-si-gurujas-kaur-khalsa-1-copy

– Mối quan hệ của chị với Trí Nguyễn cũng bắt nguồn từ âm nhạc?
– Tôi nghe nói về Trí Nguyễn khi album đầu của anh “Consonnances” (Hòa điệu) được vào vòng bỏ phiếu trong giải Grammy. Chúng tôi bắt đầu làm bạn với nhau trên Facebook, và rất nhanh, thấy gắn bó trong âm nhạc và cùng nhau chia sẻ nhiều ý tưởng sáng tạo. Tôi rất hâm mộ Trí.

– Trước Trí Nguyễn, chị đã bao giờ biết đến nhạc Việt Nam?

– Có, tôi đã nghe nhạc pop của Việt Nam, biết đến Sơn Tùng M-TP. Tôi cũng từng nghe cả âm nhạc dân tộc Việt Nam nữa, nhưng kiểu nhạc của Trí Nguyễn với sự thuần khiết, đậm màu truyền thống thì là lần đầu tiên. Để đàn tranh chơi cùng tứ tấu đàn dây, Trí đã rất thông minh khi thể hiện được kỹ thuật chơi nhạc và khả năng sáng tạo không giới hạn của mình.

Âm nhạc có thể giải quyết nhiều vấn đề của cuộc sống, có thể hàn gắn thế giới, và xóa đi mọi ngăn cách. Tôi không muốn phát ngôn hộ Trí, nhưng tôi tin con đường âm nhạc của cả Trí và tôi đều đang có chung một mục đích như vậy.

NGHỆ SĨ TRÍ NGUYỄN: NGƯỜI TỪ XỨ LẠ

Trí Nguyễn tự mô tả về mình như vậy.

30 năm xa quê là chừng ấy thời gian anh sống giữa hai bờ thế giới.

“Dù đi đâu, ở đâu, tôi vẫn là người Việt” không chỉ là lời khẳng định về cội nguồn, mà còn là “danh tính” Trí Nguyễn lựa chọn cho âm nhạc của mình.

Với mong muốn nhạc dân tộc không chỉ đẹp trong “bảo tàng”, mà phải được “sinh sôi”, được thay đổi và đi xa hơn ngoài biên giới, Trí Nguyễn đã cùng cây đàn tranh ngao du khắp chốn, hòa điệu cùng những tâm hồn, bất chấp mọi khác biệt về cả thời gian lẫn không gian. Thế nhưng, mỗi cuộc trở về của anh lại lặng lẽ, nhỏ nhẹ như một người đi xa ghé thăm nhà.

Đọc thêm:

Nghệ sĩ Trí Nguyễn: Trái tim tôi luôn hướng về Việt Nam

– Nghệ sĩ Teca Calazans: “Sự say mê của Trí Nguyễn luôn khiến tôi thích thú”

– Nghệ sĩ Gurujas Kaur Khalsa – Ứng cử viên Grammy 2017: Âm nhạc có thể hàn gắn thế giới

– Nghệ nhân Vĩnh Tuấn: “Trí Nguyễn biết người biết ta đó”

– Nghệ sĩ violon Sơn Mạch: “Ở Việt Nam, ít người biết về Trí Nguyễn”

Tổ chức: Thùy Anh – Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cảm ơn chị!


From the same category