Nghe lại những ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Thanh Tùng

Nhạc sĩ Thanh Tùng tên thật là Nguyễn Thanh Tùng. Ông sinh năm 1948 ở Nha Trang, KhánhHòa. Lên 6 tuổi, nhạc sĩ theo cha mẹ ra Bắc tập kết rồi lớn lên tại Hà Nội. Thanh Tùng từng có thời gian học tập tại Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Thời điểm đó, ông chỉ mới 23 tuổi. Về nước, Thanh Tùng trở thành chỉ huy trưởng của Dàn nhạc Đài tiếng nói Việt Nam II. Sau 4 năm công tác (từ 1971 đến 1975), nhạc sĩ chuyển vào sinh sống tại Tp.HCM và xây dựng nên Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình Tp.HCM, thành lập nhóm hợp ca Những làn sóng nhỏ. Ông còn tham gia chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật cho Đoàn Ca múa nhạc Bông Sen.

Cố nhạc sĩ Thanh Tùng

Sinh thời, Thanh Tùng là cha đẻ của rất nhiều ca khúc được giới trẻ yêu thích. Nhắc tới ông, phải kể ngay đến “Lời tỏ tình của mùa xuân”, “Câu chuyện nhỏ của tôi”, “Phố biển”, “Mưa ngâu”, “Lối cũ ta về”… Những bài hát một thời làm nên thương hiệu của vị cố nhạc sĩ có tâm hồn trẻ trung, phóng khoáng. 

“Cây sầu riêng trổ bông”

Cây sầu riêng trổ bông là ca khúc đầu tay của Thanh Tùng được sáng tác vào năm 1975. Bài hát được thể hiện trong một vở cải lương cùng tên nổi tiếng thời bấy giờ. Đây là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp sáng tác với hơn 200 tác phẩm của cố nhạc sĩ Thanh Tùng.

“Hát với chú ve con”

Ca khúc trẻ trung, sôi động từng được thể hiện thành công bởi rất nhiều ca sĩ, nhóm nhạc Việt Nam. “Hát với chú ve con” từng được dùng làm tên gọi của một cuộc thi hát dành cho lứa tuổi học trò. Trải qua thời gian, những giai điệu lạc quan, tươi vui của ca khúc vẫn được vang lên trên sân khấu của nhiều thế hệ khán giả. Nhiều bản remix thú vị của “Hát với chú ve con” được người hâm mộ đón nhận và yêu thích không kém gì bản gốc.

 

Một bản phối mới mẻ, hấp dẫn của nhóm nhạc nam MTV. 

“Giọt sương trên mí mắt” 

Có thể nói, đây là ca khúc đỉnh cao trong sự nghiệp ca hát của diva Hồng Nhung. Chính bản phối “Giọt sương trên mí mắt” phong cách jazz rock đã mang cô đến với âm nhạc Thanh Tùng và cả công chúng yêu nhạc Việt. Năm 1994, Hồng Nhung tỏa sáng rực rỡ trong đêm diễn Tình ca 19 tại nhà hát Hòa Bình với chính bản phối tuyệt vời này. Cho đến tận bây giờ, tên tuổi của nữ diva vẫn gắn liền với những sản phẩm âm nhạc của nhạc sĩ quá cố Thanh Tùng.

 

“Một mình”

Nhạc của Thanh Tùng luôn phảng phất nỗi buồn man mác và sự cô đơn. “Một mình” là khúc độc hành thấm đẫm nỗi đau của sự ly biệt được ca sĩ Hồng Nhung thể hiện với tất cả tâm trạng, cảm xúc và sự sẻ chia của mình.
“Bao đêm tôi đã một mình nhớ em/Đêm nay, tôi lại một mình…” 

“Trái tim hoang vu”

Năm 1998, Thanh Tùng sáng tác ca khúc “ Trái tim hoang vu” để chuẩn bị cho đêm nhạc Lối cũ ta về. Sau này bài hát được thu âm và nằm trong album Ru tình của ca sĩ Hồng Nhung. Cô mang “Trái tim hoang vu” đi biểu diễn trong chương trình xuyên Việt Hồng Nhung – Bài hát ru 99.

 

“Mưa ngâu”

Nằm trong chùm ca khúc hay về mưa và tình yêu, Mưa ngâu rộn ràng như tiếng trái tim thổn thức của những người đang yêu. Đây là bài hát có sức hấp dẫn với nhiều thế hệ khán giả. Ca từ giản dị, giai điệu nhịp nhàng dễ nghe, dễ thuật chính là yếu tố giúp bài hát trẻ mãi cùng công chúng yêu nhạc.

 

Nhạc sĩ Thanh Tùng trút hơi thở cuối cùng vào ngày 15/03/2016 tại bệnh viên Bạch Mai sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Tuy cố nhạc sĩ đã khuất núi, nhưng những đóng góp của ông cho nền âm nhạc nước nhà sẽ trường tồn trong lòng khán thính giả.

“Trái tim không ngủ yên”

“Nếu anh nói anh vẫn chưa yêu

Là thật ra anh đang dối mình
Còn anh nói đã trót yêu em rồi 
Là hình như anh đang dối em
Nếu anh nói anh muốn xa em 
Là thực ra anh mong rất gần 
Còn anh nói đã muốn quên em rồi 
Là trong tim anh luôn nhớ em!” 


Những lý lẽ rất đơn giản trong tình yêu, nhưng với âm nhạc Thanh Tùng sao mà thiết tha đến thế. Bài hát như lời thú nhận tình yêu nhưng còn muôn điều ngần ngại của đôi trai gái đã trót đắm say nhau.

 

“Vĩnh biệt mùa hè” 

Những ngày giữa tháng 3 tiết trời còn giá lạnh, nhưng cảm giác bồi hồi, xao xuyến lại ùa về khi nghe “Vĩnh biệt mùa hè”. Đâu phải chỉ mùa hè mới là thời khắc chia ly. Vĩnh biệt ông, vĩnh biệt nhạc sĩ Thanh Tùng!

  

“Hoa tím ngoài sân” 

Năm đó, hẻm Cây Điệp nơi nhạc sĩ Thanh Tùng sinh sống có cô gái tên Tâm đoạt giải Á hậu Áo dài. Cô gái ấy rất đẹp, thường tản bộ qua ngõ nhà Thanh Tùng. Vậy là ca khúc “Hoa tím ngoài sân” ra đời. 

Em đừng đi, xin em đừng đi/Vì ai đó còn chưa nói với ai điều gì/Ai vội đi, để ai còn đứng đó/Để bàn chân ai trong tiếng lá rơi…” 

“Một thoáng quê hương” 

Ca khúc “Một thoáng quê hương” là đứa con tinh thần mà Thanh Tùng viết cùng nhạc sĩ Từ Huy. Đó là bài hát được viết riêng cho cuộc thi Hoa hậu Áo dài Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1989. Mỗi khi nữ diva Hồng Nhung cất cao tiếng hát: “Dù ở đâu – Paris, Luân Đôn hay những miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi…” là nỗi nhớ quê nhà, nguồn cội lại dâng trào trong lòng những đứa con tha hương lập nghiệp. 

Nhạc sĩ Thanh Tùng trút hơi thở cuối cùng vào ngày 15/03/2016 tại bệnh viên Bạch Mai sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Tuy cố nhạc sĩ đã khuất núi, nhưng những đóng góp của ông cho nên âm nhạc nước nhà sẽ trường tồn mãi trong lòng khán thính giả.

Hồng Nhung

logo



From the same category