Đến hôm đi tái khám, chị tranh thủ hỏi ý kiến bác sỹ việc dùng nghệ chữa tim thì được bác sỹ khẳng định nghệ tốt cho tim và chị nên sử dụng thêm nghệ trong bữa ăn hàng ngày. Nghe thế về nhà, chị Thúy thực hiện theo lời bác sỹ, bổ sung nghệ trong các món ăn như nghệ rang thịt, nghệ kho cá, nghệ nấu các loại canh… Sau một thời gian kiên trì theo cách này, chị Thúy thấy những cơn đau dần dần ít đi, cơ thể và tinh thần cũng tươi tỉnh, khỏe khoắn.
Công hiệu bất ngờ cho tim
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bác sỹ Lê Thị Sen (Phòng khám Đông y Thái Dương, Trần Duy Hưng) cho biết: Nghệ vàng vị cay đắng, tính bình-từ lâu đã được Đông y coi là một vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau. Nghệ chủ trị bụng chướng đầy, bế kinh sau sinh nở, chấn thương, trị mụn nhọt, sưng, ngăn chặn tình trạng suy nhược và suy giảm miễn dịch kéo dài… Đồng thời, nghệ còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, tốt cho tim, thận, khớp, gan…
Y học hiện đại cũng đã chứng minh chiết xuất curcumin (sắc tố màu vàng trong củ nghệ) có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa, giải độc, bảo vệ gan, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ngăn chặn tình trạng suy nhược và suy giảm miễn dịch kéo dài… Đặc biêt, curcumin có thể ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, chứng phì đại tim, hồi phục chức năng tim và giảm việc hình thành sẹo. Ngoài ra, curcumins còn tác dụng trực tiếp lên tế bào bằng cách ngăn ngừa việc sản sinh quá nhiều protein bất thường, chống lão hóa hiệu quả và giảm được cholestorol trong máu.
Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pharmacology của Mỹ cho thấy, chiết xuất từ nghệ giúp giảm 65% nguy cơ đau tim ở những người mới trải qua phẫu thuật tim. Trong quá trình phẫu thuật kéo dài làm thiếu lưu lượng máu, cơ tim có thể bị hư hỏng do thiếu nguồn cung cấp máu, chiết xuất curcumin từ nghệ đã được đưa vào sử dụng cho những bệnh nhân này để hỗ trợ chống viêm, làm giảm các cơn đau và co thắt ở tim.
Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học ờ ĐH Chiang Mai, Thái Lan đã cho thấy chiết xuất của nghệ là một chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Nó có thể ngăn ngừa cơn đau tim ở những người đã trải qua phẫu thuật. Hay nghiên cứu của ĐH Y dược, Ấn ĐỘ cho thấy, curcumins trong rễ củ nghệ, có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, đặc biệt curcumins có tác dụng điều trị cơn đau, giúp phòng ngừa chứng suy tim.
BẠN CÓ BIẾT? – Nghệ còn được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh về mật và gan. – Phụ nữ sau sinh bị đau bụng thường được uống nước chất của nghệ để chữa trị. Nghệ có tác dụng chống loét dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm độ acid của dịch vị và có tác dụng chống viêm. – Để trị viêm loét, nghệ thường được người bệnh uống dưới dạng nước ép trong một thời gian dài. – Khi dùng ngoài da, nghệ được bôi lên mụn nhọt, vết thương mới để chóng gây sẹo. |
3 điều tốt cho tim
BS. Lê Thị Sen cho biết: Với những kết quả tìm thấy đó, nghệ đúng là vị thuốc hữu ích cho bệnh nhân tim mạch. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân bị các chứng bệnh về tim sau:
– Bị xơ vữa động mạch: Nghệ có khả năng ngừa sự oxy hóa của chất béo, bao gồm cà cholesterol (cholesterol “oxy già” này đóng vào thành vách của những động mạch). Hơn nữa, nghệ giúp giảm tỷ lượng cholesterol trong máu bằng cách giảm sự tái hấp thu ở ruột, tăng sự chuyển hóa cholesterol thành acid mật và gia tăng sự bài tiết mật.
– Bị tĩnh mạch viêm thuyên tắc: Nhờ tác dụng chống viêm sưng và làm lỏng máu (giảm sự kết tập tiểu cầu, nên nghệ giữ máu lỏng ) mà nghệ giúp ngừa viêm tắc tĩnh mạch (tắc tĩnh mạch nguyên nhân do sự đông cục máu nơi viêm).
Lưu ý:
– Không nên xem đây là thần dược, vì nghệ chỉ có tác dụng khi bạn sử dụng đều đặn và vừa phải trong thời gian dài.
– Chất curcumin được biết đến với khả năng giảm viêm và giảm độc tính của oxy. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là củ nghệ có thể là vị thuốc thay thế các loại thuốc khác trong điều trị.
– Chất curcumin cũng là con dao hai lưỡi. Nếu bạn sử dụng curcumin từ 2-12 g có thể thấy các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, có khả năng gây ra thiếu sắt ở các bệnh nhân mẫn cảm.