Thực phẩm dành cho trẻ em mà đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời luôn là mối quan tâm lớn đối với bậc cha mẹ. Tuy nhiên, theo một cuộc điều tra mới nhất được tổ chức Healthy Babies Bright Future công bố tại Mỹ, thực phẩm dành cho trẻ em được phát hiện có chứa các kim loại nặng độc hại, gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
Thử nghiệm được tiến hành trên 168 loại thực phẩm dành cho trẻ em từ các nhà sản xuất lớn ở Mỹ đã cho thấy: có đến 95% sản phẩm chứa chì, 73% chứa asen, 75% chứa cadmium và 32% chứa thủy ngân. Trong đó, 1/4 số thực phẩm chứa tất cả bốn kim loại nặng nói trên; và 1/5 mẫu thức ăn chứa lượng chì cao gấp 10 lần giới hạn cho phép bởi các chuyên gia y tế công cộng.
Kết quả này trùng khớp với kiểm nghiệm trước đây của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Khi đó các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 33 trong số 39 loại thức ăn cho trẻ nhiễm những loại độc kim loại trên. Bên cạnh đó, các phân tích cũng khẳng định thực phẩm có nguy cơ gây độc thần kinh cao nhất là các sản phẩm làm từ gạo, khoai lang và nước ép trái cây: “Lượng kim loại tồn đọng trong thức ăn dù có nhỏ đến đâu nhưng khi vào cơ thể, chúng cũng để gây hại cho quá trình phát triển não bộ, cũng như tổn hại lâu dài đến năng lực IQ của trẻ. Và sự ảnh hưởng tai hại nói trên tỷ lệ thuận với số lượng thức ăn trẻ nạp vào”.
Cụ thể, các món như cơm và đồ ăn nhẹ làm từ gạo đứng đầu danh sách các thực phẩm độc hại nhất cho trẻ sơ sinh. Những thực phẩm phổ biến này không chỉ chứa nhiều asen vô cơ (dạng asen độc hại nhất), mà còn gần như luôn bị nhiễm cả 4 kim loại độc hại. Một nghiên cứu hồi năm 2004 đã chỉ ra rằng mức độ tiếp xúc với asen dù thấp vẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ. Theo đó, trẻ em Bangladesh sống ở vùng nước bị nhiễm asen cho thấy tình trạng suy nhược trí tuệ khủng khiếp. Qua bài kiểm tra IQ ở trẻ em 5-15 tuổi, người ta tổng kết rằng lượng asen tăng 50% sẽ làm giảm 0.4 điểm IQ của trẻ.
Theo FDA, do gạo được trồng trong nước nên nó hấp thụ asen vô cơ tốt hơn, đó là chưa kể bản thân nó cũng đã có nồng độ asen cao nhất so với bất kỳ loại thực phẩm nào. Trong trường hợp này, gạo nâu (gạo lứt) và gạo hoang (gạo được thu hoạch trên các đồng cỏ hoang dã gần những dòng suối nông và hồ nhỏ ở khu vực Bắc Mỹ) là 2 loại có hàm lượng asen cao nhất bởi vì chúng chưa trải qua quá trình xát vỏ để loại bỏ phần bao bọc bên ngoài – vốn chứa rất nhiều asen. Gạo hữu cơ cũng không ngoại lệ khi một nghiên cứu năm 2012 cho thấy siro gạo nâu – một chất làm ngọt thường xuyên trong thực phẩm hữu cơ, không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại là một nguồn chứa hàm lượng asen đáng kể.
Những con số thống kê trên không chỉ cảnh báo hiện tượng thức ăn trẻ em chứa nhiều kim loại độc, mà còn dấy lên hồi chuông báo động về thực trạng an toàn thực phẩm. Những mảnh kim loại rải rác từ trong nước mưa, trong chất thải xả ra môi trường, nhiễm vào các loài thực vật, động vật khác nhau rồi được con người khai thác làm thức ăn. Nông sản được nuôi trồng, hay được nuôi cấy hữu cơ đều có cùng chung nguy cơ chứa các kim loại độc ấy.
– Các loại ngũ cốc: yến mạch, đại mạch, lúa mì, quinoa.
– Bơ, bột rau nghiền, bơ đậu phộng, yến mạch và cá hồi.
– Nước lọc và sữa là những lựa chọn tốt nhất (tùy theo độ tuổi của bé). Trẻ dưới 6 tháng chỉ cần sữa mẹ hoặc sữa công thức (nếu không thể cho bé bú). Trong năm thứ 2, sữa tươi nguyên kem (whole milk) và nước nên là lựa chọn cho bé. Từ 2-5 tuổi, trẻ nên được chuyển sang sữa ít béo và nước.
– Khoai tây và cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A và các dưỡng chất thiết yếu khác, nhưng cũng chứa chì và cadmium cao. Đừng loại bỏ 2 sản phẩm này khỏi bữa ăn, nhưng hãy đảm bảo rằng bé được ăn đầy đủ và đa dạng các loại hoa quả và rau khác.