Mút tay có gì là xấu?

Thói quen mút tay của trẻ nhỏ có lẽ là một trong những chủ đề nóng hổi mà các bà mẹ vẫn bàn tán. Nhưng liệu mút tay là tốt hay xấu hơn dùng các vật liệu giả? Và một khi bé đã bắt đầu, thì hành động này có ảnh hưởng xấu đến bé không? Hãy cùng tìm hiểu những điều nằm sau thói quen kỳ lạ của bé.

Con biết mút tay từ trong bụng mẹ cơ!

Đến 80% trẻ sơ sinh có khả năng mút tay một cách ngon lành. Thường thì ba mẹ sẽ nhận ra thói quen này trong khoảng 3 tháng đầu đời trẻ nhưng thực ra, qua những hình ảnh siêu âm, người ta nhận ra bé yêu đã mút tay “điêu luyện” từ tuần thứ 28 trong bụng mẹ. Hành động này có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu nhưng đây chỉ là phản xạ tự nhiên của bé và các cục cưng sử dụng chúng như cách để làm nguôi bản thân khỏi mệt mỏi, đói bụng, chán hoặc muốn được ru ngủ.

 

Rosemarie Van Norman, một chuyên gia về thói quen ngậm tay của trẻ, nhận định: “Mút tay là quá trình trí não phát sinh endorphin, một loại chất giúp trấn tĩnh cơ thể và tạo ra cảm giác hài lòng như niềm vui mỗi khi bạn ăn xong một bữa tiệc”.  Hay nói cách khác, đây là hành động mà dù muốn bạn cũng không thể ngăn cản được.

Con cứ muốn mút tay hoài

Mặc dù mút tay là bản năng nhưng nhiều bố mẹ vẫn sợ điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con. “Nhiều người vẫn bảo tôi rằng trẻ ngậm tay là chuyện bình thường nhưng Hạt Mít nhà tôi đang trong giai đoạn mọc răng sữa. Tôi không biết điều đó có ảnh hưởng đến răng của bé không?” câu hỏi của chị Thy Thy (Tiền Giang) cũng là nỗi lo ngại của nhiều bà mẹ nói chung. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi bé đến tuổi thay răng. Tuy nhiên, điều này cũng rất khó xảy ra vì thói quen mút tay của trẻ thường sẽ hết khi trẻ lớn hơn.

Một mối lo ngại nữa là việc liên tục ngậm tay sẽ khiến ngón tay phát triển không bình thường. Điều này không hoàn toàn chính xác. Dù lượng enzyme trong nước bọt và độ ẩm liên tục do mút ngón tay thường xuyên sẽ gây kích ứng và gây viêm da nhẹ nhưng điều đó vẫn giải quyết được bằng loại kem dưỡng da nhẹ.

 

Và dù mút tay lâu dài ảnh hưởng chút ít đến sức khỏe của bé yêu nhưng đối với mẹ đó cũng là cách “cứu nguy” cấp tốc. Vì với ngón tay trong miệng, cục cưng của bạn sẽ tự mình làm chủ bản thân mà không cần sự giúp đỡ của mẹ.

Mút tay hay mút núm vú giả?

Điểm cộng cho núm vú giả là chúng ít gây hại cho răng và có thể dễ dàng lấy ra khỏi miệng bé. Đặc biệt các nhà khoa học cho rằng dùng núm vú giả khi bé ngủ sẽ giảm nguy cơ mắc chứng đột tử ở trẻ.

Trong khi đó, với ngón tay bé, bạn không phải tốn thời gian tìm kiếm núm vú giả đang lạc ở đâu đó khi bé khóc.

Trong thời gian đầu, hãy thoải mái khi bé có thói quen mút tay, vì đó là bước đầu để bé học cách thích nghi với thế giới bên ngoài. Và đợi đến tháng thứ 9, bạn hãy giảm dần cường độ ngậm tay của bé, bằng cách phân tán và rút tay bé ra khỏi miệng. Hầu hết khi lớn, bé sẽ từ bỏ thói quen này.

Theo Mẹ yêu bé

From the same category