Mùa hè đầu tiên không phát sóng “Game of Thrones”, liệu có phải là nước cờ khôn ngoan?

Game of Thrones” là series thuộc thể loại sử thi kỳ ảo, dựa trên bộ tiểu thuyết “A Song of Ice and Fire” của nhà văn Mỹ George R. R. Martin. Nội dung phim xoay quanh cuộc chiến chính trị, quân sự giữa các gia đình quý tộc tại vùng đất giả tưởng Westeros. Xuyên suốt mỗi tập phim, những màn đấu trí, mưu mô chốn thâm cung được xen lẫn các yếu tố huyền ảo như rồng phun lửa, thây ma,… cùng cảnh nóng táo bạo khiến người xem không thể rời mắt.

13478078
Trong suốt 7 năm qua, mùa hè của phần đông khán giả yêu phim truyền hình đều gắn liền với “Game of Thrones”.

Sau 7 mùa chiếu, “Game of Thrones” hiện là series được đánh giá cao nhất truyền hình Mỹ, kể cả về lượt rating lẫn đánh giá chuyên môn. Series này cũng chiến thắng số giải Emmy cao nhất trong lịch sử và chuẩn bị bước vào mùa 8 – cũng là mùa cuối cùng, xoay quanh cuộc chiến lớn nhất giữa các chiến binh loài người đối đầu với bầy quỷ thây ma.

Bất chấp sự nóng ruột của khán giả lẫn độ nổi tiếng của series, nhà sản xuất gần đây lại tuyên bố sẽ dời lịch phát hành mùa 8 trong năm nay sang 2019. Điều này hoàn toàn trái ngược với thời điểm này 7 năm trước, các tập phim của “Game of Thrones” luôn là tâm điểm trên truyền thông mỗi khi phát sóng tập mới.

Bất chấp sự nóng ruột của khán giả lẫn độ nổi tiếng của series, nhà sản xuất gần đây lại tuyên bố sẽ dời lịch phát hành mùa 8 trong năm nay sang 2019. Điều này hoàn toàn trái ngược với thời điểm này 7 năm trước, các tập phim của “Game of Thrones” luôn là tâm điểm trên truyền thông mỗi khi phát sóng tập mới. Những cảm xúc phẫn nộ, phấn khích, nuối tiếc, hào hứng liên tục hâm nóng mạng xã hội, trở thành một mảng văn hoá đại chúng trong gần một thập niên. Tuy nhiên với hầu hết các series truyền hình, việc bỏ qua một năm luôn lợi bất cập hại, vừa khiến khán giả quên đi tình tiết, vừa họ chán nản và tìm series khác.

"Game of Thrones 7" kết thúc trong cảnh Bức Tường phía Bắc chính thức sụp đổ, mở ra cuộc chiến vĩ đại nhất giữa loài người và bầy quỷ thây ma.
“Game of Thrones 7” kết thúc trong cảnh Bức Tường phía Bắc chính thức sụp đổ, mở ra cuộc chiến vĩ đại nhất giữa loài người và bầy quỷ thây ma.

Vậy lý do gì khiến nhà sản xuất HBO giấu nhẹm “Game of Thrones” lâu như vậy, nhất là khi phần 8 chỉ bao gồm 6 tập, trong khi các phần trước có tới 10 tập? Để lý giải điều này, có thể dựa vào ba nguyên nhân chính. Đầu tiên, phần lớn nội dung phần 8 xoay quanh trận chiến cuối cùng giữa loài người và thây ma, với dày đặc các cảnh hành động quy mô lớn. Trong các phần trước, chỉ một trận đánh đã tiêu tốn tới cả tháng trời để thực hiện, vậy nên một phần chiến đấu dày đặc sẽ cần thời gian quay dài hơn rất nhiều. Gần đây, một bức thư mà nhà sản xuất “Game of Thrones” gửi đoàn làm phim đã được tung lên mạng, trong đó tiết lộ về một cảnh chiến trận hoành tráng nhất từ trước tới nay – mất tới 55 ngày để quay xong.

Bên cạnh đó, kỹ xảo phức tạp trong “Game of Thrones” cũng rất cần được chăm chút cẩn thận. Điển hình nhất là phân đoạn ba con rồng phun lửa khổng lồ, thuộc quyền sở hữu của “Mẹ Rồng” Daenerys Targaryen. Trong quá khứ, việc dàn dựng kỹ xảo cho ba con rồng từng ngốn nhiều tiền đến mức HBO buộc phải hủy đi những chi tiết cần kỹ xảo khác (như bầy sói của gia tộc Stark). Đến phần 8, một trong ba con rồng còn bị hóa thành thây ma, phun ra lửa xanh nên chắc chắn càng đòi hỏi nhiều pha xử lý hiệu ứng kỹ càng hơn trước.

170825154441-game-of-thrones-season-7-episode-6-full-169
“Game of Thrones” có nhiều cảnh hành động, chiến đấu mãn nhãn không kém một siêu phẩm điện ảnh.

Cuối cùng và quan trọng nhất, các mùa trước của “Game of Thrones” luôn có nội dung hấp dẫn, bùng nổ nhờ xây dựng mạch truyện từ từ, bồi đắp tình huống để dẫn đến tập cuối gây sốc. Tuy nhiên, khi số tập phim bị ít đi thì khoảng thời gian dẫn dắt đó cũng vì thế mà thu bớt lại, khiến nội dung trở nên kém ấn tượng. Năm ngoái, phần 7 của “Game of Thrones” chỉ có 7 tập phim, và đã bị người hâm mộ đánh giá là mùa kém hay nhất từ trước tới nay, do quá tập trung vào những cảnh trận đánh mà bỏ quên màn đối đầu chốn hoàng cung – vốn là yếu tố thu hút số một của series này.

Để khắc phục yếu điểm của phần trước, nhà sản xuất “Game of Thrones” chắc chắn sẽ phải xây dựng kịch bản cho mùa cuối cùng thật kỹ lưỡng. Dự kiến, các tập phim trong phần 8 đều sẽ có độ dài từ một tiếng trở lên, và đóng lại tất cả các mạch truyện còn dang dở. Với số tập phim ít hơn bao giờ hết (6 tập cho một phần) cùng nhiều cảnh hành động chiếm ưu thế, biên kịch “Game of Thrones” sẽ cần nhiều thời gian để không khiến khán giả phải thất vọng như phần trước.

Sắp tới, "Lord of the Rings" cũng sẽ có phiên bản truyền hình. Nhiều khán giả cho rằng chính thành công của "Game of Thrones" đã khiến những nhà đầu tư mạnh tay hơn trong việc sản xuất các series phim.
Sắp tới, “Lord of the Rings” cũng sẽ có phiên bản truyền hình. Nhiều khán giả cho rằng chính thành công của “Game of Thrones” đã khiến những nhà sản xuất mạnh tay hơn trong việc đầu tư vào các series phim.

Khi mới lên sóng lần đầu năm 2011, “Game of Thrones” là một trong những dự án tham vọng nhất của ngành truyền hình Mỹ. Trước đó, các nhà làm phim từng chuyển thể thành công nhiều bộ tiểu thuyết giả tưởng kỳ ảo, nhưng tất cả đều là những dự án điện ảnh quy mô lớn (như “Lords of the Rings“, “The Chronicles of Narnia”,…).

Còn đối với màn ảnh nhỏ, việc hiện thực hóa cả một thế giới viễn tưởng với đủ các yếu tố phép thuật, chính trị và chiến tranh trung cổ là điều cực kỳ khó. “Game of Thrones” chính là series tiên phong cho thể loại này, và thành công của nó nhiều khả năng sẽ mở đường chomột loạt thế giới giả tưởng khác lên sóng truyền hình. Nói cách khác, những thay đổi mà “Game of Thrones” đang tạo nên cho truyền hình cũng tương tự những thay đổi mà “Lord of The Rings” đã tạo ra cho phim điện ảnh gần 20 năm trước.

Sau khi “Game of Thrones” kết thúc, hãng HBO đang lên kế hoạch phát hành một số series tiếp nối (spin off) cũng lấy bối cảnh thế giới Westeros. Dự án đầu tiên, nói về thời tiền cổ của vùng đất này đã được phê duyệt và đi vào sản xuất một ngày không xa. Việc HBO kéo dài thời gian ra mắt phần cuối của “Game of Thrones” có thể cũng nhằm mục đích “chuyển giao” sang series mới nhanh chóng hơn. Nhưng kể cả khi có những dự án cùng thể loại được các nhà đài đi vào sản xuất trên truyền hình, thì “Game of Thrones” vẫn sẽ là một tượng đài khó lòng vượt qua.


From the same category