#MeToo và những chiến dịch vì phụ nữ

Chiến dịch #Metoo (tạm dịch: Tôi cũng vậy) – Chia sẻ câu chuyện của mình, lan tỏa sức mạnh cộng đồng vạch mặt những kẻ thủ ác.

metoo

Bắt nguồn từ Mỹ, phong trào #MeToo lan rộng nhanh chóng. Hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới chia sẻ những câu chuyện bị hãm hiếp, tấn công và quấy rối của họ tại nơi làm việc.

Mọi người bắt đầu biết đến #MeToo nhiều nhất thông qua vụ việc nữ ca sĩ nổi Keisha. Năm 2014, cô đâm đơn kiện nhà sản xuất Dr.Luke đã tấn công tình dục và bạo hành cô cả về thể xác lẫn tinh thần. Tuy vụ kiện cáo bất thành nhưng sự việc này đã gây chấn động cả thế giới. Phong trào Metoo từ đó được bật lên mạnh mẽ và đã lan dần đến Việt Nam. Điển hình nhất trong tháng 5 này, vụ việc của nữ dancer Phạm Lịch tố rocker Phạm Anh Khoa “gạ tình” và thêm hai phụ nữ nữa lên tiếng về việc xảy ra tương tự với nam ca sỹ. #MeToo đã trở thành một làn sóng mạnh mẽ khi tất cả mọi người đều chung tay thúc đẩy, từ chính những cô gái đã can đảm nói lên sự thật.

Time ‘s Up (Tạm dịch: Đã đến lúc ) – Chiến dịch chống nạn quấy rối tình dục của hàng loạt sao nữ Hollywood

timesup

Được cho là chiến dịch đồng hành với phong trào #MeToo, Natalie Portman, Emma Stone… là những cái tên đã đứng lên khởi xướng cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của những người phụ nữ ở Hollywood. Sau hàng loạt vụ quấy rối xâm hại tình dục bị phanh phui trong những năm gần đây, có thể tin chắc rằng trên khắp thế giới, những trường hợp như thế này là nhiều vô kể, nữ giới còn chịu nhiều những bất công và thiệt thòi. Xã hội ngày càng văn minh, những vấn đề về quyền con người cần được nâng cao nhận thức. Cùng là con người như nhau, chẳng ai quý trọng hơn ai, cũng chẳng ai có quyền xâm hại gây thương tổn cho ai.

Slut walk – Phụ nữ diện đồ “mát mẻ” để nâng cao nhận thức về tấn công tình dục

Slutwalk Newcastle, 04.06.11

Vào năm 2011, với phát ngôn “gây sốc” của một nhân viên cảnh sát Canada: “Phụ nữ không nên ăn mặc hở hang kiểu gái hư (sluts) để tránh bị tấn công tình dục,” đã làm nổ ra những cuộc biểu tình mang tên “slut walk” thu hút hàng trăm ngàn phụ nữ trên khắp thế giới tham gia, chưa kể một số ít khác tham gia là đàn ông. Để phản đối lại quan điểm này, phụ nữ tham gia biểu tình ăn mặc khá mát mẻ và đưa ra khẩu hiệu: “Bất cứ ai cũng có thể bị xem là gái hư!”, “Hãy ngừng đổ lỗi cho nạn nhân của tấn công tình dục”,…

slut-walk

Tuy có một số ý kiến cho rằng, phía cảnh sát chỉ đang cố bảo vệ phụ nữ để tránh những việc không hay xảy ra, nhưng suy cho cùng, phát ngôn vẫn chưa thỏa đáng. Chính là thay vì nên bảo vệ, và lấy lại công bằng cho người bị hại thì lại cho rằng họ “là nguồn gốc của tội lỗi”, là “nguyên nhân phát sinh vấn đề”, khác nào ngầm nói kẻ phạm tội nghiễm nhiên là “vô tình, bị dẫn dắt”? Chính những suy nghĩ khiên cưỡng và không thấu đáo đó đã tiếp tay, khuyến khích cho tội ác và bóp nghẹt sự thật – những nỗi bất công.

#Churchtoo – Tố cáo những hành vi quấy rối tình dục ở nhà thờ

Là một phong trào đồng hành khác cùng với #MeToo, nhằm tố cáo những vụ việc quấy rối, xâm hại tình dục của các vị chức sắc ở nhà thờ – vốn là bậc không thể xâm phạm ở xã hội phương Tây. Rất nhiều người đã ủng hộ phòng trào này, và chia sẻ các mẫu chuyện của mình trên mạng xã hội.

churchtoo
Rất nhiều những câu chuyện #churchtoo đã được mạnh dạn chia sẻ

“Vào năm 11 tuổi, có một gã mục sư phụ trách thiếu niên đã theo sau tôi khi tôi đi vệ sinh. Hắn ta đã túm lấy tay tôi. Tôi đã hết sức cố chống cự và may mắn vùng thoát ra được. Tôi chợt nghĩ không phải cô gái nào cũng may mắn được như tôi…” – Carrie Helen

“Tôi không thể đếm hết bao nhiêu phen mình nghe thấy những người đàn ông trong nhà thờ “công khai” thừa nhận đã gạ gẫm, quấy rối tình dục, cưỡng hiếp,… nhưng sau tất cả họ lại được vinh danh ca tụng cho sự can đảm và trung thực của việc thừa nhận đó mà không hề nhận bất kì hậu quả gì.” – Rosemery Jonhson

#STOPsexualharassment (Tạm dịch: Chấm dứt quấy rối tình dục) #March4Women

stopsexualharassment

Tại Việt Nam, với mong muốn nâng cao nhận thức xung quanh vấn đề bạo lực giới với trọng tâm là vấn đề quấy rối tình dục. Tổ chức CARE Quốc tế phát động chiến dịch #STOPsexualharassment và #March4Women. Chia sẻ mạnh dạn những mẩu chuyện của mình, cùng hashtag tên chương trình để lan tỏa, đưa ra những hành động “phản đòn” tích cực đối với những hành vi đáng lên án. Sau tất cả, người bị hại không đơn lẻ mà luôn được cộng đồng san sẻ, cảm thông và giúp sức.

 


From the same category