Mẹo hay tránh nợ sau khi cưới

Hôn nhân ngày trước đơn thuần là một buổi lễ đơn giản với sự công nhận của họ hàng hai bên, bạn bè cùng người thân. Nhưng với sự bùng nổi của ngành công nghiệp cưới xin thì các buổi tiệc cưới đã “tiến hóa” thành những buổi xã giao hoành tráng.

Các cặp vợ chồng trẻ tuổi có xu hướng dành ra một khoản chi tiêu với 5 con số. Vấn đề là nếu phần lớn các chi phí sử dụng trong đám cưới là tiền đi vay mượn, thì họ sẽ bắt đầu cuộc sống hôn nhân với một khoản nợ to đùng. Và trung bình, họ phải tốn gần 3 năm để hoàn trả số tiền nợ đó.

 

Số tiền nợ bắt đầu như thế nào?

Một nguyên nhân lớn nhất, vì sao các cặp đôi lại “vung tay quá trán” trong lễ cưới, là bởi họ đã quên ngồi lại với nhau để thảo luận và tính toán các khoản tiền, điều này có thể dẫn đến sự vay mượn thiếu thận trọng. Và khi họ không thể hoàn trả, họ sẽ tiếp tục bị các khoản tiền lãi suất đè nặng thêm.

 

Nợ làm tình trạng hôn nhân căng thẳng

Tiền là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra đổ vỡ trong một mối quan hệ. Và đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng son bởi đây là thời điểm mà họ đáng nhẽ ra là hạnh phúc nhất. Sự khác biệt giữa việc bạn đã tưởng tượng nó sẽ như thế nào và sự thật không dễ chịu chút nào giữa hàng đống các hóa đơn, thư “đe dọa” cuối tháng từ ngân hàng và sự sụt giảm trong thẻ tín dụng có thể khiến cho đời sống hôn nhân còn non nớt bị căng như dây đàn.

Nếu như các sự kiện không được mong đợi bắt đầu nảy sinh (mất việc hoặc ốm đau), tình hình có thể nhanh chóng lâm vào khủng hoảng tài chính toàn diện. Rồi bạn sẽ lo âu, căng thẳng, tuyệt vọng nếu nó lặp đi lặp lại trong một thời gian dài.

 

Mẹo tránh “sập bẫy” nợ

Nếu bạn không muốn khoản nợ khổng lồ đè nặng lên đôi vai, thì bạn sẽ cần lên kế hoạch thận trọng. Để là được việc đó, bạn phải học cách đàm phán và thỏa hiệp về quản lý tiền nong ngay sau khi đính hôn chứ không phải là sau khi cưới.

– Quyết định phần nào trong lễ cưới là quan trọng nhất với cả hai. Đưa ra một danh sách những thứ ưu tiên, và đương nhiên một vài thứ lặt vặt nên bỏ qua (chuông, còi, ruy băng…)

– Giữ số lượng khách mời hạn chế. Một trong những thứ mấu chốt là mời những ai, càng nhiều khách mời thì khả năng nợ càng cao.

– Kiểm tra những sự lựa chọn tiết kiệm cho phụ kiện cô dâu. Một lần nữa, bạn nên biết ưu tiên cho điều gì. Có thể bạn muốn đội một chiếc vương miện tuyệt đẹp, nhưng kèm theo đó phải là một đôi giầy cao gót 800 đôla? Khi đi mua sắm đồ cưới, đừng quên lùng sục các cửa hàng nhỏ, trên vỉa hè..Không ai biết giá trị thực của nó cả, trừ khi bạn muốn nói ra.

– Tổ chức cưới vào ngày “ít đắt đỏ”. Thứ bảy là một ngày được nhiều người chọn nhưng đồng nghĩa với việc bạn phải trả nhiều tiền cho điều đó. Bạn có thể tiết kiệm đáng kể nếu tổ chức vào một ngày nào đó trong tuần.

– Tổ chức buổi lễ và đón khách cùng một địa điểm. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí đi lại, trang trí.

– Tuần trăng mật  nên xem xét một nơi nào đó gần vào dịp cuối tuần để tận hưởng những kỷ niệm đáng nhớ.

Hồng Thúy (theo shoppinglifestyle)


From the same category