“Media gaslighting” là gì và làm sao để không bị truyền thông thao túng tâm trí?

Đối với nhu cầu được thông tin, sẽ có rất nhiều phương tiện truyền thông ở đó vì bạn, chẳng hạn như mạng xã hội, truyền hình, báo in và báo điện tử, podcast. Nhưng để tiếp nhận những thông tin chuẩn xác và bổ ích, có lẽ đã đến lúc bạn cần phải biết về “media gaslighting”.

Media gaslighting là gì?

Gaslighting có thể hiểu là “thao túng tâm trí”. Nó bắt nguồn từ bộ phim cùng tên ra mắt hồi 1944, khi một người đàn ông đã khiến vợ mình nghĩ rằng cô ấy bị điên, buộc cô phải vào viện để chiếm tài sản. Gaslighting sau này đã được sử dụng rộng rãi, nhất là trong các mối quan hệ “độc hại” giữa bạn bè, người yêu, bố mẹ, hoặc các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, trong thời đại này, phương tiện truyền thông vẫn có thể “thao túng tâm trí” chúng ta. Ví dụ như trước một vấn đề nào đó, luồng chảy tin tức khiến bạn suy nghĩ tiêu cực hoặc tích cực hẳn thay vì có một cái nhìn chuẩn xác và nhiều chiều, đó chính là biểu hiện của “media gasligting”.

“Media gaslighting” khiến chúng ta lo âu mỗi khi tiếp cận thông tin. Về lâu dài, chúng ta còn bị rập khuôn tư duy, phần lớn nghĩ theo số đông thay vì có quan điểm riêng của mình. Để bảo vệ mình trong bối cảnh tin giả thật, tin “thao túng tâm trí” nằm kề cận nhau, bạn nên nhận diện được “media gaslingting” bằng 5 cách sau đây:

Không thể tìm thấy thông tin liên quan

Một tin tức đáng tin cậy thường có dẫn chứng và số liệu rõ ràng. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tra khảo và tìm được thông tin liên quan. Ngược lại, nếu khó hoặc không thể tìm thấy những thông tin được nhắc đến, đó có thể là lúc bạn nên nghi ngờ tin tức trước mắt mình.

Thông tin không rõ ràng hoặc mâu thuẫn với nhau

Khi bạn thấy một thông tin mơ hồ, không có ý chính hoặc bối rối vì những chi tiết mâu thuẫn với nhau, đó có thể là dấu hiệu của “media gaslighting”. Những bài viết như thế thường không chuẩn xác và độ tin cậy thấp, thậm chí khiến chính người đọc phải nghi ngờ khả năng đọc hiểu thông tin của mình.

Thông tin một chiều

Sau khi đọc thông tin một chiều, bạn sẽ có lối nghĩ tiêu cực hẳn hoặc tích cực hẳn về một vấn đề nào đó, thay vì một bức tranh toàn cảnh. Những thông tin như vậy không giải quyết được nhiều mặt của vấn đề, không cho bạn cơ hội phản biện, và dần dà sẽ dẫn đến sai lệch kiến thức.

Thông tin bị biến đổi

Bạn từng đọc một bài báo, nhưng khi đọc lại thì nó đã không còn như trước nữa. Bạn có thể đã nhớ nhầm thông tin hoặc nguồn đọc, nhưng không thể loại trừ trường hợp đấy là một thông tin sai lệch, bị sửa đổi mà không hề có một thông báo hay chú thích nào.


From the same category