Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não

Những ai dễ bị mất ngủ

Mặc dù mất ngủ là căn bệnh rất phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các thống kê trên thế giới cho thấy một số đối tượng có nguy cơ mắc chứng khó ngủ cao hơn bình thường là người cao tuổi, người đang điều trị bệnh, phụ nữ có thai và mãn kinh, người thường xuyên chịu áp lực về các vấn đề trong cuộc sống và cả những người thường xuyên thay đổi múi giờ sinh hoạt. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ như ở người cao tuổi, cơ thể bị lão hóa cộng với một số bệnh lý đi kèm với tuổi tác là nguyên nhân chính khiến họ luôn gặp các vấn đề về giấc ngủ. Chứng mất ngủ phổ biến ở phần đông những người có độ tuổi từ 65 trở lên. Bệnh mất ngủ ở người già có những biểu hiện như khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, giấc ngủ không sâu, thức dậy rất sớm, buồn ngủ vào ban ngày. Phụ nữ mang thai và giai đoạn mãn kinh mất ngủ là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi đột biến ở những giai đoạn này, khiến nhịp thức – ngủ hằng ngày bị ảnh hưởng. 

Phân tích dưới góc độ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: bệnh mất ngủ liên quan chặt chẽ đến lưu lượng máu lên não, trong đó gốc tự do là “thủ phạm” chính. Gốc tự do được sinh ra trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể và dưới sự tác động của môi trường sống bị ô nhiễm, căng thẳng thần kinh. Chúng tấn công hầu hết mọi nơi trong cơ thể, đặc biệt ở những nơi tiêu thụ nhiều oxy như não bộ. Tại não đội quân gốc tự do tấn công mạnh vào thành mạch máu não, gây nên những tổn thương nghiêm trọng, làm hình thành và phát triển các mảng xơ vữa và huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy nuôi não. Não thiếu hụt oxy gây ra những rối loạn trong hoạt động của hệ thần kinh, điển hình là chứng mất ngủ.

Khi mất ngủ, cơ thể đối mặt với những tác động tiêu cực do căng thẳng thần kinh càng khiến gốc tự do tăng sinh nhiều hơn, vòng lẩn quẩn khiến tình trạng mất ngủ trở thành mãn tính. Mất ngủ lâu ngày làm tăng khả năng mắc các căn bệnh khác như: trầm cảm, đau đầu… và nguy hiểm nhất là nguy cơ đột quỵ.

Khởi phát quá trình diễn tiến thành đột quỵ ở người bị mất ngủ kéo dài là do gốc tự do đã thúc đẩy mảng xơ vữa hình thành và ngày càng dày, chít hẹp hoàn toàn lòng mạch hoặc bị bong ra, kết hợp với các yếu tố khác, tạo thành cục máu đông. Huyết khối này trôi theo dòng máu và kẹt lại tại nhiều vị trí khác trong mạch máu não, gây tắc mạch (thiếu máu não) và thậm chí vỡ mạch (chảy máu não) là hai dạng chính của đột quỵ. 

Thuốc an thần không giải quyết tận gốc mất ngủ

Không ít người vì khó ngủ đã tự tìm đến các loại thuốc an thần, thuốc ngủ như một biện pháp tức thời để giải quyết tình trạng trằn trọc hàng đêm. Tuy nhiên, thuốc an thần tạo nên giấc ngủ “cưỡng ép”, dễ phá vỡ chu trình thức – ngủ tự nhiên, khi thức dậy, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, kém tập trung. 

Lạm dụng thuốc an thần khiến cơ thể lệ thuộc thuốc và có thể gặp những phản ứng không mong muốn như sốc thuốc, ảnh hưởng xấu đến chức năng hệ thần kinh, gan, thận… Thậm chí việc sử dụng thuốc an thần tùy tiện đã vô tình “che giấu” diễn tiến xấu của rối loạn giấc ngủ, làm mất đi cơ hội điều trị dứt điểm.

Khôi phục giấc ngủ tự nhiên, dự phòng đột quỵ

Một phát hiện đột phá được các nhà khoa học Mỹ tìm ra trong những năm gần đây nhằm kiểm soát gốc tự do chính là sử dụng hai hoạt chất sinh học quý Anthocyanin và Pterostilbene có trong quả Blueberry (sinh trưởng tại khu vực Bắc Mỹ). Nhờ trọng lượng phân tử nhỏ, hai hoạt chất này dễ dàng len lỏi qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong động mạch, ngăn chặn và làm chậm sự hình thành mảng vữa xơ, huyết khối; giúp tăng cường vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ, ngủ không gián đoạn. 

Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTiV giúp chống gốc tự do, cải thiện mất ngủ, dự phòng đột quỵ

Đồng thời hai hoạt chất trong Blueberry còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, khôi phục chức năng truyền dẫn thần kinh và đảm bảo hoạt động của trung khu thần kinh “điều hành” giấc ngủ tự nhiên. Từ đó cải thiện mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Khi giấc ngủ được đảm bảo, các chức năng của não bộ cũng được phục hồi; trạng thái stress, căng thẳng được giải tỏa và các nguy cơ tổn thương não, đột quỵ theo đó giảm thiểu.

Bên cạnh đó, cần chú ý thay đổi lối sống từ chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động thể dục thể thao, học cách thư giãn để nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuyệt đối không tự tiện sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ mà không có sự chỉ định của bác sỹ. 

Bài: Hoài Vy
logo

Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia ở ĐH Y khoa Icahn (Mỹ) cho thấy, ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ dễ khiến cho nguy cơ đột quỵ tăng 83% so với người ngủ đủ giấc.  
Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia ở ĐH Y khoa Icahn (Mỹ) cho thấy, ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ dễ khiến cho nguy cơ đột quỵ tăng 83% so với người ngủ đủ giấc.  

From the same category