Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Tôi biết ơn cha vì đã trui rèn tôi bằng sự nghiêm khắc và cả những áp lực - Tạp chí Đẹp

Nguyễn Văn Chung là một nhạc sĩ tài năng, điều đó chắc chắn không thay đổi. Nhưng trong vai trò làm cha sao? Phải là người cha như thế nào mới có thể chấp nhận từ bỏ con đường từng đưa bản thân đến đỉnh cao nghề nghiệp chỉ để “xây cho con một khu vườn tinh thần”. Ngày của Cha, hãy cùng Đẹp nghe những lời tâm sự chân thật nhất đến từ người cha có hai thiên thần nhỏ thích “dìm hàng” mình.

Khi có một đứa con là cuộc đời mỗi người đã bước sang một trang mới. Anh có thể chia sẻ những cảm xúc đặc biệt khi hai thiên thần xuất hiện trong đời mình?
Bé gái đầu – Suri, là con của em gái tôi, tôi nhận nuôi khi bé chưa đầy 3 tuổi. Gia đình đổ vỡ, mẹ bé bị trầm cảm nên đã sang định cư tại Úc để tìm lại sự cân bằng cho bản thân. Nhận nuôi bé, ngoài việc làm em gái yên tâm, tôi muốn trở thành chỗ dựa tinh thần để bé hiểu luôn có một người đáng tin cậy bảo vệ mình.

Đến khi có Pu – con trai tôi – thì lại là 1 trải nghiệm khác, khi thấy một đứa bé chào đời bằng kết tinh tình yêu giữa tôi và vợ cũ, đó là niềm hạnh phúc vỡ oà. Tôi xúc động khi thấy con giống mình ngày nhỏ như đúc, và tôi muốn làm tất cả, dành hết những gì tốt đẹp nhất cho con.

Người khác khi làm cha sợ mình không có đủ khả năng kinh tế, người sợ vụng về, người lại sợ… con khóc. Riêng anh, anh sợ nhất gì khi làm cha?
Hiểm nguy và bệnh tật có thể xảy đến với con bất kỳ lúc nào mà thể lường trước hay làm gì được. Có lần con tôi bị ngộ độc thực phẩm, nằm viện cả 10 ngày, nhìn con lả người, sốt, mệt mỏi và đau đớn mà tôi chịu không nổi. Tôi chưa bao giờ cảm thấy đau lòng và bất lực như vậy. Lúc đó, tôi ước thà cho mình nhận nỗi đau đó gấp 10 lần, 100 lần thay con tôi cũng chịu.  

Là nhạc sĩ kiêm “nghệ sĩ hài nhân dân”, chắc trong nhà anh không bao giờ thiếu tiếng cười?
Hiển nhiên rồi. Gì chứ nhà tôi không có gì ngoài tiếng cười. Tôi muốn mình là “cạ cứng” của các con. Kiểu như chúng có thể trêu đùa, chọc ghẹo tôi, hay chụp hình dìm hàng, thậm chí giành ăn với tôi đều được cả. Chỉ tụi nhỏ mới làm tôi bật cười một cách sảng khoái, điều mà đã từ rất lâu rồi tôi không có được.

Tôi thích nhất mỗi lần dẫn con đi mua sắm, mấy cô bán hàng lúc nào cũng hỏi: “Ba anh em đi mua đồ hả?”, rồi khi biết tôi là cha thì ai cũng nhạc nhiên kiểu: “Sao trông em trẻ dzậy? Mới hai mấy mà đã hai đứa rồi hả? Giỏi quá ta!”. Biết sao được, nhan sắc cha chúng vốn đã đẹp vầy rồi (cười).

Hai bạn nhỏ có thừa hưởng khiếu hài hước này từ anh không?
Có chứ. Hai đứa tình cảm, dễ thương và hài lắm. Mỗi tội không… đẹp bằng cha thôi (cười to). Con gái nhà tôi có năng khiếu trong việc ca hát và diễn xuất, bé trai thì không hứng thú với nghệ thuật mà lại thích các môn suy luận logic.

Chắc các con cũng phần nào biết được cha của mình là người nổi tiếng?
Suri lớn hơn nên biết điều đó còn Pu thì luôn nghĩ cha là… nhạc sĩ nghèo, vì mỗi lần xin mua đồ chơi là nghe cha nó than: “Cha không có tiền! Cha còn phải đóng tiền học rồi mua đồ ăn cho con nữa… Cái này đến 500 ngàn lận, mắc quá! Lựa món khác đi!”. Tôi cũng luôn nhắc đi nhắc lại việc: “Cha đi làm kiếm tiền vất vả lắm, con phải thương cha mà cố gắng học để mai mốt kiếm tiền nhiều hơn cha!” Điều làm tôi cảm thấy thành tựu là sau đó anh bạn đã chịu lựa món đồ chơi khác (cười).

Anh giỏi nhất chuyện nuôi con ở khâu nào?
Chắc là dạy con. Tôi là người có lập trường, kiên định, có sự kiên nhẫn, có khả năng ngôn ngữ và nắm bắt được tâm lý trẻ nhỏ nên tôi nghĩ mình giảng dạy con sẽ nghe sẽ hiểu, và thực tế đã chứng minh như vậy.

Nói thế không có nghĩa lúc nào con cũng nghe lời. Tôi cũng như các ông bố bà mẹ khác rất nhiều lần khổ sở vì con bướng không nghe lời. Nhiều khi bực quá thì động tay động chân. Nhưng sau đó thì lập tức ân hận vì bản thân mình cũng có lỗi.

Mỗi lần như vậy tôi tự điều chỉnh bản thân, học cách chấp nhận đó là một phần tính cách của con rồi cố gắng rèn giũa từ từ. Mỗi lần con sai, tôi ngồi xuống nói chuyện nhỏ nhẹ nhưng thẳng thắn. Thuyết phục con chủ động nói lên suy nghĩ của mình rồi chỉ dẫn cho con hiểu nó sai ở đâu. Tiếp đến là tự đề xuất hình phạt hoặc cách khắc phục rồi phải xin lỗi ai, xin lỗi thế nào, những việc nên và không nên làm sau này,… Khi con quên thì tôi lại phải kiên nhẫn lặp lại quy trình đó.

Hai bạn nhỏ có thừa hưởng khiếu hài hước này từ anh không?
Có chứ. Hai đứa tình cảm, dễ thương và hài lắm. Mỗi tội không… đẹp bằng cha thôi (cười to). Con gái nhà tôi có năng khiếu trong việc ca hát và diễn xuất, bé trai thì không hứng thú với nghệ thuật mà lại thích các môn suy luận logic.

Chắc các con cũng phần nào biết được cha của mình là người nổi tiếng?
Suri lớn hơn nên biết điều đó còn Pu thì luôn nghĩ cha là… nhạc sĩ nghèo, vì mỗi lần xin mua đồ chơi là nghe cha nó than: “Cha không có tiền! Cha còn phải đóng tiền học rồi mua đồ ăn cho con nữa… Cái này đến 500 ngàn lận, mắc quá! Lựa món khác đi!”. Tôi cũng luôn nhắc đi nhắc lại việc: “Cha đi làm kiếm tiền vất vả lắm, con phải thương cha mà cố gắng học để mai mốt kiếm tiền nhiều hơn cha!” Điều làm tôi cảm thấy thành tựu là sau đó anh bạn đã chịu lựa món đồ chơi khác (cười).

Anh giỏi nhất chuyện nuôi con ở khâu nào?
Chắc là dạy con. Tôi là người có lập trường, kiên định, có sự kiên nhẫn, có khả năng ngôn ngữ và nắm bắt được tâm lý trẻ nhỏ nên tôi nghĩ mình giảng dạy con sẽ nghe sẽ hiểu, và thực tế đã chứng minh như vậy.

Nói thế không có nghĩa lúc nào con cũng nghe lời. Tôi cũng như các ông bố bà mẹ khác rất nhiều lần khổ sở vì con bướng không nghe lời. Nhiều khi bực quá thì động tay động chân. Nhưng sau đó thì lập tức ân hận vì bản thân mình cũng có lỗi.

Mỗi lần như vậy tôi tự điều chỉnh bản thân, học cách chấp nhận đó là một phần tính cách của con rồi cố gắng rèn giũa từ từ. Mỗi lần con sai, tôi ngồi xuống nói chuyện nhỏ nhẹ nhưng thẳng thắn. Thuyết phục con chủ động nói lên suy nghĩ của mình rồi chỉ dẫn cho con hiểu nó sai ở đâu. Tiếp đến là tự đề xuất hình phạt hoặc cách khắc phục rồi phải xin lỗi ai, xin lỗi thế nào, những việc nên và không nên làm sau này,… Khi con quên thì tôi lại phải kiên nhẫn lặp lại quy trình đó.

Nuôi con mới hiểu được lòng cha mẹ. Giờ đã là cha của hai đứa nhỏ, chắc hẳn anh có nhiều hơn sự đồng cảm với cách nuôi dạy của cha mẹ mình ngày xưa?
Tôi từng xa cách với cha suốt cả tuổi thơ, hầu như tôi không có kỷ niệm vui nào với ông. Lớn lên một chút, hai cha con lại hay mâu thuẫn với nhau bởi tôi làm việc cho cha nhưng ít khi nào được ông công nhận dù đã rất cố gắng. Bất đồng lớn đến mức tôi đã nghỉ làm và chọn cho mình con đường riêng trở thành nhạc sĩ.

Nhưng khi có con rồi, tôi đồng cảm với ông, bởi người đàn ông đôi khi vì công việc, vì phải gánh vai trò trụ cột tài chính cho gia đình mà buộc hy sinh thời gian bên con. Tôi cũng biết ơn cha về khoảng thời gian ông đã rèn luyện tôi bằng những việc nặng nhọc và áp lực như vậy đã giúp tôi trưởng thành, học được cách sắp xếp công việc, đối mặt và xử lý khó khăn theo hướng tích cực và ít thiệt hại nhất.

Đó là điều mà anh nhận được từ cha, một tư duy tích cực. Còn anh, điều mà anh luôn tự hào vì đã làm được cho các con là gì?
Tôi tự hào vì có thể cho các con một cuộc sống dễ chịu và thoải mái về cả vật chất và tinh thần. Các con thích ăn gì tôi cũng có khả năng mua, thích chơi gì tôi cũng có khả năng sắm. Nhưng bên cạnh đó, tôi không muốn mọi thứ đến quá dễ dàng cho các con. Đôi khi để thiếu thiếu thèm thèm một chút cũng là cách tôi dạy con rằng không phải bất cứ điều gì chúng ta muốn đều có thể có được.

Anh ngưỡng mộ cha mình ở điều gì?
Ông là người có đam mê và trung thành với công việc hơn 30 năm, yêu thể thao (sáng nào ông cũng chạy bộ 10km, tập yoga rồi leo núi). Cha tôi sống lành mạnh lắm, không bia rượu, thuốc lá, bài bạc, tính tình lại hoà nhã với mọi người, luôn uy tín và trung thực với khách hàng. 

Bởi vậy nên giờ làm gì tôi cũng nhìn trước nhìn sau để cha mẹ yên lòng, tự hào về mình. Nói chứ đàn ông mà, lúc nào không muốn được sự công nhận từ cha mẹ.

Anh từng nói cách đây khá lâu rằng: “Hiện với tôi, con cái là số một, rồi đến cha mẹ, âm nhạc và bản thân”. Bây giờ những vị trí ấy có gì thay đổi không?
Vẫn như vậy. Và sẽ không bao giờ thay đổi.

Bài Hồng Vân Ảnh NVCC
Thiết kế Phạm Nguyên

BẢN QUYỀN NỘI DUNG THUỘC TẠP CHÍ ĐẸP