Cùng với sự phát triển của Công nghệ 4.0, văn hoá sử dụng nhà vệ sinh của các quốc gia cũng có sự giao thoa, học hỏi lẫn nhau. Nhật Bản là đất nước yêu chuộng sự sạch sẽ đến cuồng nhiệt, ngay cả tình yêu lớn dành cho công nghệ của họ cũng phải xếp sau nhà vệ sinh. Trong khi Hiệp hội Nhà vệ sinh quốc tế thành lập dựa trên tình trạng báo động về mức độ vệ sinh thiếu an toàn, thì “Ngày Toilet Nhật Bản” vào ngày 10/11 hàng năm như một ngày hội tôn vinh việc lau chùi và tận hưởng sự sạch sẽ. Tầm quan trọng của nhà vệ sinh trong văn hoá Nhật Bản còn thể hiện rõ nét ở việc phân chia tách biệt khu khô – ướt. Bề mặt khô ráo có liên quan mật thiết đến sự sạch sẽ và mức độ an toàn cho người sử dụng.
Cũng từ đây, người Nhật mới đặt ra câu hỏi rằng: liệu giấy vệ sinh hay vòi xịt là công cụ làm sạch hữu hiệu nhất? Thực tế, việc dùng giấy vệ sinh không thể làm sạch hoàn toàn và đôi khi gây khô ráp khi tiếp xúc; còn vòi xịt tuy có hiệu quả làm sạch tốt hơn nhưng thỉnh thoảng tia nước lại quá mạnh, gây cảm giác khó chịu, hoặc thậm chí có thể bắn ra sàn nhà, làm giảm đi sự khô ráo cho không gian vệ sinh.
Xuất phát từ hình thức rửa văn minh, tiên tiến từ người Nhật, nắp rửa điện tử nói chung và TOTO Washlet nói riêng đã được kiến tạo và đang dần trở thành thiết bị thay thế cách vệ sinh truyền thống, giúp bù khuyết cũng như tối ưu được những gì mà giấy vệ sinh lẫn vòi xịt không thể làm được. Việc vệ sinh cá nhân nhờ thế trở nên đơn giản, thoải mái, sạch sẽ và tiện nghi hơn rất nhiều.