Hành trình tôi tỏa sáng - Tạp chí Đẹp

Bằng những cách tiếp cận mới mẻ và hiệu quả, chiến dịch truyền thông “Là con gái để toả sáng” mang thông điệp mạnh mẽ nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương về việc xoá bỏ định kiến giới, từ đó cổ vũ phái đẹp tự tin gỡ bỏ rào cản để theo đuổi tới cùng những ước mơ, khát vọng của mình. Thay vì cách tuyên truyền thông thường, chương trình “Là con gái để toả sáng” được xây dựng như một hành trình trải nghiệm thực tế dành cho các em học sinh cũng như phụ huynh, và người dẫn đường là những “hoa tiêu” đặc biệt – những “bông hồng thép” đã tự hào ghi danh phụ nữ Việt lên bản đồ thế giới bằng chính tài năng và bản lĩnh phi thường của mình. 

Chỉ cần bạn dám mơ và đi tới tận cùng…

Giấc mơ – vốn chẳng ai… đánh thuế – tưởng đơn giản vậy mà có rất nhiều người phụ nữ đến mơ thôi còn không dám vì phải sống trong sợ hãi, mà một khi trái tim chứa toàn sự sợ hãi thì sẽ không còn chỗ trống để chứa những ước mơ. Câu chuyện luẩn quẩn này đáng tiếc lại không phải số ít, nhất là ở những vùng nông thôn Việt Nam, nơi tư tưởng trọng nam khinh nữ – “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (1 con trai cũng là có, mà 10 con gái cũng như không) – vẫn còn tồn tại như một cú kéo lùi sự phát triển của cả xã hội. Trong thế giới còn nhiều hủ tục ấy, không ít phụ nữ Việt Nam phải lựa chọn sống một cuộc đời khép kín với định kiến giới bủa vây, để rồi từ bỏ dần những ước mơ còn chưa kịp định hình.

Thế nhưng, chỉ trong khuôn khổ 2 ngày của chiến dịch “Là con gái để toả sáng”, bằng câu chuyện của chính mình, những “bông hồng thép” truyền cảm hứng đã chứng minh điều ngược lại, rằng: Con gái cũng có thể là nhà bảo tồn, là giáo sư, là phi hành gia, là nhà khoa học, là nữ cảnh sát, là bộ trưởng, thậm chí là chủ tịch nước… chỉ cần bạn có ước mơ và quyết tâm đi đến tận cùng.

Cô Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm CSAGA – đã thắp lên ngọn lửa ước mơ cho các em học sinh bằng cách dẫn dắt từ chính lời bài hát mở đầu chương trình toạ đàm: “Mẹ của thời trước thậm chí ‘đã quên dần ước mơ của mẹ là gì’ vì còn phải lo‘một bữa cơm no’, nhưng bây giờ, các em đã có những chân đế vững vàng, các em có thể theo đuổi ước mơ của chính mình mà không bị ngăn cản bởi bất cứ yếu tố bên ngoài. Hãy thay mẹ viết tiếp những ước mơ còn đang dang dở!”.

Cô Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm CSAGA – đã thắp lên ngọn lửa ước mơ cho các em học sinh bằng cách dẫn dắt từ chính lời bài hát mở đầu chương trình toạ đàm: “Mẹ của thời trước thậm chí ‘đã quên dần ước mơ của mẹ là gì’ vì còn phải lo‘một bữa cơm no’, nhưng bây giờ, các em đã có những chân đế vững vàng, các em có thể theo đuổi ước mơ của chính mình mà không bị ngăn cản bởi bất cứ yếu tố bên ngoài. Hãy thay mẹ viết tiếp những ước mơ còn đang dang dở!”.

Dám mơ và đi đến tận cùng ước mơ cũng là câu chuyện ấn tượng của nhà bảo tồn Trang Nguyễn. Khi mới 10 tuổi, cô bé Trang Nguyễn đã dám nhen lên ước mơ được làm một điều gì đó để bảo vệ những loài động vật hoang dã, khi chứng kiến những vụ mua bán khỉ, mật gấu, cao hổ…, để rồi năm 15 tuổi, Trang đã can đảm gửi email cho các tổ chức bảo tồn động vật và được nhận vào làm tình nguyện viên tại tổ chức Traffic – mạng lưới kiểm soát buôn bán động – thực vật hoang dã và sau đó trở thành Giám đốc Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã WildAct. Cô khích lệ các em học sinh bằng sự dẫn dụ đầy thuyết phục: “Nhìn vào cuộc đời của nữ hoàng Elizabeth, ai dám nói phụ nữ không mạnh mẽ như đàn ông. Tìm hiểu về nhà hoá học và vật lý Marie Cruie, người duy nhất đoạt hai giải Nobel về hai lĩnh vực khác nhau, ai dám nói phụ nữ không thông minh? Phụ nữ có thể làm tất cả, chỉ cần các em muốn và dám làm mà thôi”.

Dám mơ và đi đến tận cùng ước mơ cũng là câu chuyện ấn tượng của nhà bảo tồn Trang Nguyễn. Khi mới 10 tuổi, cô bé Trang Nguyễn đã dám nhen lên ước mơ được làm một điều gì đó để bảo vệ những loài động vật hoang dã, khi chứng kiến những vụ mua bán khỉ, mật gấu, cao hổ…, để rồi năm 15 tuổi, Trang đã can đảm gửi email cho các tổ chức bảo tồn động vật và được nhận vào làm tình nguyện viên tại tổ chức Traffic – mạng lưới kiểm soát buôn bán động – thực vật hoang dã và trở thành Giám đốc Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã WildAct. Cô khích lệ các em học sinh bằng sự dẫn dụ đầy thuyết phục: “Nhìn vào cuộc đời của nữ hoàng Elizabeth, ai dám nói phụ nữ không mạnh mẽ như đàn ông. Tìm hiểu về nhà hoá học và vật lý Marie Cruie, người duy nhất đoạt hai giải Nobel về hai lĩnh vực khác nhau, ai dám nói phụ nữ không thông minh? Phụ nữ có thể làm tất cả, chỉ cần các em muốn và dám làm mà thôi”.

Ước mơ của Thượng tá, Tiến sỹ Phan Thị Mỹ Hạnh, Phó Trưởng phòng, Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an ban đầu lại rất nhỏ bé, đó là “học ngành công an để được tài trợ tất cả chi phí vì nhà nghèo”. Thế nhưng khi được học sâu, hiểu rõ, ước mơ của chị trở lên lớn lao, ý nghĩa khi gắn với trách nhiệm, với người dân, với Tổ quốc. Và chị đã bước trên con đường không hề trải hoa hồng với nỗ lực gấp trăm ngàn lần các đồng nghiệp nam, để trở thành một nữ cảnh sát xuất sắc.Thượng tá Mỹ Hạnh đã từng vào điều tra tại các vùng trọng điểm ma túy, từng đứng lớp giảng cho những trùm ma túy đầu thú. Các em đã được xem ảnh và nghe những câu chuyện của người phụ nữ tươi tắn từng lái chuyên cơ, xe phân khối lớn và bắn súng hai tay, người đã vượt qua hàng trăm cảnh sát các nước để trở thành một trong hai cảnh sát toàn cầu của Việt Nam.

Ước mơ của Thượng tá, Tiến sỹ Phan Thị Mỹ Hạnh, Phó Trưởng phòng, Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an ban đầu lại rất nhỏ bé, đó là “học ngành công an để được tài trợ tất cả chi phí vì nhà nghèo”. Thế nhưng khi được học sâu, hiểu rõ, ước mơ của chị trở lên lớn lao, ý nghĩa khi gắn với trách nhiệm, với người dân, với Tổ quốc. Và chị đã bước trên con đường không hề trải hoa hồng với nỗ lực gấp trăm ngàn lần các đồng nghiệp nam, để trở thành một nữ cảnh sát xuất sắc.

Ý chí mạnh mẽ ấy một lần nữa được thắp lên từ cô gái nhỏ nhắn Đỗ Thị Ánh Nguyệt, khi ước mơ trở thành vận động viên bắn cung gặp sự phản đối từ chính những người thân của mình, và thay vì từ bỏ ước mơ, lựa chọn sống theo khuôn mẫu giới, Ánh Nguyệt đã quyết tâm nỗ lực hết mình để thể hiện bản thân và chứng minh cho gia đình, đồng đội thấy rằng: con gái có thể trở thành một ngôi sao bứt phá và tỏa sáng rực rỡ trong lĩnh vực thể thao như bao người. Tại buổi toạ đàm, Ánh Nguyệt chia sẻ với các em học sinh: “Chị đã chứng minh là con gái có thể làm được tất cả những việc mà con trai có thể là làm, và chị đã có được một chỗ đứng, có được tiếng nói trong đội như tất cả những vận động viên nam”.

Tương tự như Ánh Nguyệt, để chạm vào ước mơ, vận động viên võ thuật Nguyễn Minh Phương chỉ có vài tiếng từ tối đến đêm để luyện tập Karate và Jujitsu, bởi toàn bộ thời gian ban ngày cô dành để học văn hoá. Giấc mơ của cô bé Minh Phương năm 16 tuổi muốn giành huy chương Vàng để được hát Quốc ca khi đứng trên bục vinh quang đã được đền đáp vào năm 2014, khi lần đầu tiên cô vinh dự đạt được huy chương Vàng tại Đại hội Sinh viên Đông Nam Á ở bộ môn Karate.“Khi Quốc ca vang lên tại đất nước Indonesia, tôi đã khóc. Khóc vì sự lựa chọn của mình cuối cũng đã đúng đắn rồi. Mình đã không từ bỏ nó, không từ bỏ bất kì một lúc nào”, Minh Phương tự hào chia sẻ những nỗ lực của bản thân với các em học sinh.

Tương tự như Ánh Nguyệt, để chạm vào ước mơ, vận động viên võ thuật Nguyễn Minh Phương chỉ có vài tiếng từ tối đến đêm để luyện tập Karate và Jujitsu, bởi toàn bộ thời gian ban ngày cô dành để học văn hoá. Giấc mơ của cô bé Minh Phương năm 16 tuổi muốn giành huy chương Vàng để được hát Quốc ca khi đứng trên bục vinh quang đã được đền đáp vào năm 2014, khi lần đầu tiên cô vinh dự đạt được huy chương Vàng tại Đại hội Sinh viên Đông Nam Á ở bộ môn Karate.“Khi Quốc ca vang lên tại đất nước Indonesia, tôi đã khóc. Khóc vì sự lựa chọn của mình cuối cũng đã đúng đắn rồi. Mình đã không từ bỏ nó, không từ bỏ bất kì một lúc nào”, Minh Phương tự hào chia sẻ những nỗ lực của bản thân với các em học sinh.

Vận động viên kiếm chém Lê Minh Hằng hay Vận động viên thể dục dụng cụ Phạm Như Phương cũng là những minh chứng cho tấm gương ngày đêm miệt mài rèn luyện. Có biết bao giọt mồ hôi không màu rơi xuống để giành lấy những tấm huy chương mang màu sắc của sự quyết tâm “dám mơ và dám thực hiện”, quyết tâm mang vinh quang cho Tổ quốc và quyết tâm khẳng định giá trị thực của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Vào khoảnh khắc khi chúng ta dám mơ, thì ngọn lửa tự tin đã bắt đầu được nhen nhóm – đó là chia sẻ của Bác sĩ, Tiến Sỹ Y khoa, Thày thuốc ưu tú Nguyễn Thị Vân Anh. Bên cạnh đó, đề cập đến nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh khi sinh con gái, Bác sĩ Vân Anh cũng thẳng thắn bày tỏ: “Các vị phụ huynh phải giúp cho con mình tự tin, phải dạy con mình cách yêu lấy bản thân. Dù con có ngoại hình ra sao, dẫu là nam hay nữ, con vẫn có thể tỏa sáng, vẫn có thể làm những điều mà con yêu thích và có đủ tự tin để thực hiện”.

Vào khoảnh khắc khi chúng ta dám mơ, thì ngọn lửa tự tin đã bắt đầu được nhen nhóm – đó là chia sẻ của Bác sĩ, Tiến Sỹ Y khoa, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Vân Anh. Bên cạnh đó, đề cập đến nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh khi sinh con gái, Bác sĩ Vân Anh cũng thẳng thắn bày tỏ: “Các vị phụ huynh phải giúp cho con mình tự tin, phải dạy con mình cách yêu lấy bản thân. Dù con có ngoại hình ra sao, dẫu là nam hay nữ, con vẫn có thể tỏa sáng, vẫn có thể làm những điều mà con yêu thích và có đủ tự tin để thực hiện”.

Câu chuyện về hành trình chinh phục ước mơ của những “bông hồng thép” đã ngay lập tức bật chế độ khởi động ước mơ của các em học sinh ở hai trường THPT Tân Yên 1 và Lục Ngạn 1. Có em mong muốn được trở thành một nhà hoạt động tranh đấu vì quyền phụ nữ như cô Vân Anh, hoặc trở thành nữ cảnh sát kiên cường giống cô Mỹ Hạnh. Có em lại nhen lên ước mơ được theo chị Trang Nguyễn đi khắp nơi trên thế giới để bảo vệ những loài động vật hoang dã, hay có em thể hiện sự yêu thích thể thao mãnh liệt với mơ ước mang vinh quang về cho tổ quốc và có em muốn theo đuổi ngành Y để trở thành bác sĩ cứu người như thày thuốc ưu tú Vân Anh.

Trong không khí toạ đàm sôi nổi tại hai trường THPT, đã không còn sự rụt rè, không còn giới hạn nào, và rồi đây cũng sẽ không còn rào cản nào ngăn các em chinh phục ước mơ khi được tiếp sức bởi những câu chuyện đầy cảm hứng của “Là con gái để toả sáng”. 

… bạn sẽ toả sáng như một ngôi sao

Dám mơ ước và theo đuổi ước mơ dành trọn đời để bảo vệ quyền của những người yếu thế, trẻ em và phụ nữ bị tổn thương bởi kỳ thị và bạo lực, thì hôm nay chúng ta mới có một Giám đốc trung tâm CSAGA Nguyễn Vân Anh – người từng được hãng tin Women’s eNews (Mỹ) vinh danh là một trong 21 nhà lãnh đạo xuất sắc nhất những năm đầu thế kỷ 21 và tạp chí Forbes bình chọn là một trong số 50 người có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017.

Dám bước chân ra khỏi lớp vỏ bọc định kiến, chiến thắng những lời đàm tiếu, những rào cản của xã hội, chúng ta mới có một Thượng tá, Tiến sĩ Phan Thị Mỹ Hạnh – nữ cảnh sát đầu tiên của Việt Nam trúng tuyển vào lực lượng cảnh sát gìn giữ hoà bình Liên hiệp quốc.

Kiên nhẫn đeo đuổi hành trình bảo tồn đầy vất vả và gian truân, với không ít khoảng thời gian ở trong rừng “không điện, không internet, không sóng điện thoại” thì hôm nay mới có một Nhà bảo tồn Trang Nguyễn vinh dự nhận giải thưởng quốc tế danh giá Princess of Girona Foundation (FPdGi) nhằm ghi nhận những đóng góp to lớn trong công cuộc bảo tồn động vật hoang dã.

Không có những nghị lực vượt khó, nghiêm khắc với chính mình, luôn luôn học hỏi và cầu tiến, chúng ta đã không có Bác sĩ, Tiến Sỹ Y khoa, Thày thuốc ưu tú Nguyễn Thị Vân Anh – giảng viên quốc tế tập huấn, tuyên tuyền về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực giới, bạo lực gia đình trong nước và quốc tế.

Không trải qua hàng ngàn giờ tập huấn khắc nghiệt, vượt lên những rào cản thể chất và tâm lý, nền thể thao Việt Nam sao có được một vận động viên kiếm chém với những thành tích khủng trong thi đấu và trở thành trọng tài các giải đấu U17, U20, U23 như Lê Minh Hằng, mới có cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt với huy chương Vàng SEA Games 30, mới có vận động viên thể dục dụng cụ Phạm Như Phương – cô gái đã giành suất tham dự Olympic trẻ 2018 khi mới 15 tuổi và mới có vận động viên võ thuật Jujitsu Nguyễn Minh Phương vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp thi đấu của mình.

Họ – những khách mời đặc biệt của chương trình đã mơ, đã đi tới cùng hành trình chinh phục ước mơ và đã toả sáng bằng ánh sáng tự thân từ nỗ lực và ý chí kiên cường – chính là bằng chứng sống, là câu chuyện mang nhiều cảm hứng nhất từ trước đến nay cho các em học sinh và cả các thày cô giáo – như lời chia sẻ xúc động của cô Bùi Kim Thanh – Phó hiệu trưởng trường THPT Lục Ngạn 1 và thày Đỗ Mạnh Đức – Hiệu phó trường THPT Tân Yên 1.

Khép lại chuyến hành trình đầy ý nghĩa tại tỉnh Bắc Giang, chiến dịch truyền thông “Girls deserve to shine – Là con gái để tỏa sáng” đã thành công rực rỡ khi làm tròn vai trò tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người đân địa phương về các vấn đề xoay quanh định kiến giới, đồng thời trở thành nguồn động lực tác động tích cực đến các em học sinh, đặc biệt là học sinh nữ, giúp các em có thêm ý chí theo đuổi khát vọng mà không bị bó hẹp trong bất kì lớp vỏ bọc của định kiến giới nào.

Sau những buổi trải nghiệm đáng quý của chương trình, ngọn lửa ước mơ đã được thắp lên trong trái tim các em, rồi đây, rời mái trường cấp ba, các em sẽ bước tiếp trên con đường chinh phục ước mơ và chắc chắn các em sẽ toả sáng lấp lánh như những vì sao – bằng những nỗ lực của chính mình.

Bài Phương Nhung

Thiết kế Lê Hoa

BẢN QUYỀN NỘI DUNG THUỘC TẠP CHÍ ĐẸP