Lướt nhẹ tênh qua những ngày kinh nguyệt nhờ 4 bí quyết của các chuyên gia sức khỏe - Tạp chí Đẹp

Lướt nhẹ tênh qua những ngày kinh nguyệt nhờ 4 bí quyết của các chuyên gia sức khỏe

Sống

Với phần đông phái nữ, kì kinh nguyệt có thể gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu. Thời tiết oi bức càng nhân đôi cảm giác bức bối của những ngày đen đỏ. Làm cách nào để lướt qua kì kinh nguyệt một cách nhẹ nhàng? Dưới đây là 4 bí quyết đến từ chuyên gia. 

Theo dõi kì kinh 

Ngày đèn đỏ sẽ diễn ra dễ chịu hơn nếu như bạn có sự chuẩn bị kỹ càng trước đó. Nhưng trước khi có sự chuẩn bị, bước đầu tiên hiển nhiên là… bạn phải biết kì kinh của mình sẽ rơi vào ngày nào trong tháng.

Để phục vụ nhu cầu này của phái nữ, hãng băng vệ sinh Kotex còn ra mắt cả công cụ tính ngày rụng trứng có tên Period Caculator. Người dùng chỉ cần nhập thời gian bắt đầu kì kinh, số ngày “bà dì” ghé thăm và thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt. Với 3 thông tin chính đó, Period Caculator sẽ cho bạn biết kì kinh sẽ rơi vào những ngày nào trong các tháng tiếp theo. Như vậy bạn có thể chủ động hơn trong việc sắp xếp lịch trình, kì nghỉ hay các sự kiện ý nghĩa, tránh phải hủy hẹn đột ngột hoặc rơi vào tình huống bị “đèn đỏ” ghé thăm ngay thời khắc quan trọng nhất. 

Kiểm soát cơn đau bụng kinh

Đau bụng kinh là thứ phụ nữ than phiền nhiều nhất mỗi khi tới kì, theo Office on Women’s Health. Họ bị chuột rút, đau vùng chậu và đủ loại nỗi đau trên đời do hoạt động co thắt tử cung gây ra. Trong đó, các cô gái ở độ tuổi thanh thiếu niên sẽ cảm nhận cơn đau này rõ hơn bất cứ độ tuổi nào khác. Vì theo Offfice on Women’s Health, các cô gái chỉ bắt đầu thấy đau sau 1 đến 2 năm kể từ khi có kì kinh nguyệt đầu tiên. “Khi ngày đèn đỏ bỗng dưng đau âm ỉ kéo dài 1-2 ngày, nhiều cô gái lo lắng đó là một dấu hiệu xấu. Thế nhưng, chúng ngược lại là một hiện tượng phổ biến và chỉ chứng minh rằng bạn đang bước vào chu kì rụng trứng mà thôi”, Mary Jane Minkin, MD tại trụ sở tại Connecticut nói. 

pexels-photo-5938358.jpeg (1125×750)

Cơn đau bụng kì kinh sẽ giảm dần khi độ tuổi tăng lên. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải ép mình chịu cảm giác khó chịu đó trong nhiều ngày liền. Theo bác sĩ Minkin, các loại thuốc chống viêm không steroid không kê đơn (NSAID) như ibuprofen và naproxen có hiệu quả cao trong việc kiểm soát cơn đau bụng kinh. “Các loại thuốc này có hiệu quả hơn nhiều khi dùng sớm. Vì vậy đừng đợi đến lúc đau quằn quại rồi mới bắt đầu dùng”, bác sĩ Minkin nói. 

Lượng máu kinh 

Là phái nữ, bạn ít nhất một lần cảm thấy lo lắng vì lượng máu “thất thoát” trong kì kinh nhiều hơn bạn nghĩ. Thế nhưng trên thực tế, trung bình một kì kinh cơ thể bạn chỉ co thắt và đẩy ra ngoài nhiều nhất là 5ml đến 25ml. Vậy nên vấn đề đáng nói ở đây không phải là lượng máu mất đi, mà là 5ml đến 25ml vẫn đủ tràn ra ngoài, dây vào quần áo khiến bạn khó chịu, nhất là trong thời tiết oi bức như hiện nay.

pexels-photo-5938447.jpeg (1125×750)

Chính vì vậy, bạn nên chọn loại băng vệ sinh phù hợp. Cách chọn tốt nhất chính là dựa vào  lượng máu kinh,  trang phục, nhu cầu vận động của cơ thể… Từ đó, bạn có thể tìm được loại băng vệ sinh có kích thước và khả năng thấm hút phù hợp với thể trạng và nhu cầu của riêng bạn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tampon, cốc nguyệt san như một giải pháp thay thế khác để lướt qua những ngày hè nóng nực này. 

Ngừng lo lắng không cần thiết

Để ngừng lo bò trắng răng, bạn phải biết điều gì là bình thường trong kì kinh. Theo đó, ngoài đau bụng kinh và một số triệu chứng đi kèm như đau thắt lưng, chuột rút, nổi mụn, thì mùi âm đạo cũng có thể xảy ra trong thời gian này. 

pexels-photo-4238993.jpeg (1125×750)

Bạn có thể giảm thiểu được vấn đề này bằng cách: 

  • Vệ sinh tốt và thường xuyên
  • Uống nhiều nước
  • Mặc quần áo và đồ lót thoáng khí
  • Thay băng vệ sinh/tampon 4 tiếng/lần 

Tác giả: Hằng Trần

24/05/2023, 11:00