Luật sư Celine Nhã Nguyễn: “Nghĩ về điều trái tim đang thổn thức và lên đường chinh phục những giấc mơ”

Có mẫu số chung nào giữa một luật sư, nhà đầu tư tài chính với cô gái theo đuổi những môn thể thao mạo hiểm – và tự hào ghi danh người phụ nữ Việt đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest? Đó chỉ có thể là đam mê chinh phục đến tận cùng ước mơ, không ngừng khám phá giới hạn của bản thân – giống như một cái cây, không ai biết sẽ cao đến đâu trước khi chạm ngưỡng.

Năm 1953, thanh sô-cô-la và cây thánh giá – hai biểu tượng vật chất và tâm linh của sự lạc quan và niềm tin – được đặt trên đỉnh Everest, đánh dấu cột mốc đầu tiên loài người chinh phục đỉnh cao nhất thế giới và mở ra những cuộc chinh phục tiếp nối gần 7 thập kỷ qua. 22 năm sau, rạng sáng ngày 16/5/1975 “gót ngọc” đầu tiên đặt chân lên ngọn núi thiêng gọi tên nhà vô địch Junko Taibei – một giáo viên người Nhật có thân hình mảnh khảnh, nhỏ nhắn với chiều cao 1m47. Và cũng thật tình cờ, vừa tròn 47 năm sau, cũng đúng ngày 16/5, Céline Nhã Nguyễn “Say Hi” với nóc nhà thế giới, xác lập kỷ lục người phụ nữ Việt Nam đầu tiên lên đến đỉnh Everest. Lời chào đến từ một dáng hình cũng thanh thoát, nhẹ nhàng không kém…

Dũng cảm là sống theo trái tim

Xin chào người phụ nữ khiến Gen Z phải thán phục về độ chất chơi của các hoạt động thể thao, khiến thế hệ trước phải… lắc đầu, thè lưỡi bởi ý chí kiên cường, trái tim quả cảm! Đã 14 năm kể từ ngày người Việt Nam chinh phục đỉnh Everest. Và giờ, chị là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt lá cờ tổ quốc trên “nóc nhà thế giới”. Hãy bắt đầu từ vạch xuất phát của một trái tim yêu thể thao, chị đến với các hoạt động thể chất từ khi nào, và điều gì giữ chị lại đến ngày hôm nay?

Tôi chơi thể thao từ nhỏ, như một thói quen trong cuộc sống. Môn thể thao đầu tiên của tôi là bơi lội. Khi trưởng thành thì tôi được dẫn dắt đến với thể thao mạo hiểm và khá hứng thú với nó, từ đây tôi bắt đầu leo núi, nhảy dù, trekking… Có lẽ hormone vui vẻ tiết ra từ những hoạt động thể thao này đã đưa tôi đi xa đến thế. Dopamine, endorphin và serotonin đã tạo động lực cho tôi, đem lại tinh thần phấn chấn, tràn đầy năng lượng suốt cả ngày; nên càng tập luyện, càng khiến tôi vui thích. Như chất gây nghiện vậy!

Với những gì đã làm được từ chuyến leo núi “trong truyền thuyết”, chị nghĩ mình đã khai phóng hết sức mạnh của cơ thể mình chưa? Có giới hạn nào chị còn muốn bứt phá?

Cơ thể con người rất kỳ diệu, tưởng chừng đã đạt tới giới hạn, lại tạo ra kỳ tích mới.

Giống như một cái cây vậy, không ai biết nó sẽ cao đến đâu trước khi chạm ngưỡng. Cây sẽ cao hết mức có thể của nó. Tôi cũng vậy, cho tới thời điểm này tôi vẫn đang trên con đường khám phá giới hạn của mình nằm ở đâu. Tôi tin vào việc hành động, vì khi ta thực hiện sẽ có con đường và những yếú tố trợ giúp ta đạt được ước mơ.

 Vậy theo chị, làm sao biết bản thân đã đạt đến giới hạn của mình?

Đó là khi ta không còn tiếp tục nữa.

Và một phiên bản khác của chị trong công việc sẽ ra sao?

Trong công việc, tôi là một luật sư, một nhà đầu tư với chuyên môn đòi hỏi tính kỷ luật cao, tư duy logic và sự nhạy bén. Nghe có vẻ trái ngược với những môn thể thao mà tôi chơi nhỉ? Kỳ thực, khi đến với thể thao mạo hiểm, tôi như trút bỏ phiên bản thường ngày, khai sinh ra con người mới, tận hưởng những bứt phá mới do mình tạo ra. Hoạt động này vừa giúp giải toả áp lực trong công việc, vừa tăng trực giác của tôi trong đầu tư mạo hiểm.

Còn thể thao mạo hiểm có ý nghĩa ra sao với chị?

Thể thao mạo hiểm đem lại cho tôi sự nhạy bén trong kinh doanh. Và ngược lại, khi mình áp dụng sự kỷ luật, tính toán, cẩn trọng trong phòng ngừa rủi ro từ công việc vào thể thao mạo hiểm thì nó cũng tạo ra những thành công nhất định. Ví dụ như, khi chơi thể thao tuy nguy hiểm nhưng tôi rất thận trọng, nên rất hiếm khi gặp chấn thương. Hơn nữa, trước mỗi chuyến đi, tôi đều chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiên cứu từ đường đi, cung đường, trang thiết bị, kế hoạch rèn luyện sức khoẻ, đảm bảo đúng lộ trình đặt ra để giảm thiểu tối đa rủi ro nhất có thể trong mỗi chuyến đi.

Ngoài những yếu tố về thiên nhiên, thời tiết thì mình không can thiệp được, còn điều gì nằm trong khả năng con người có thể quản trị, chuẩn bị thì tôi luôn áp dụng từ công việc vào thể thao mạo hiểm. Điều này giúp ích tôi rất nhiều để có được tâm thế cân bằng trong công việc và cuộc sống.

Là một người phụ nữ, chị rèn luyện thể chất và tinh thần thế nào để có thể theo đuổi các môn thể thao đòi hỏi năng lượng vận động, sức bền và độ chính xác vô cùng cao? Chị có thể chia sẻ về lịch luyện tập, chế độ dinh dưỡng, thói quen hàng ngày để luôn duy trì năng lượng ổn định?

Tôi không nghĩ là chơi các môn thể thao vận động mạnh mới cần rèn luyện đâu. Theo tôi thì ai cũng cần tập luyện thể chất. Bởi vì có sức khoẻ mới có thể làm được những việc cơ bản nhất để duy trì cuộc sống, chứ chưa nói đến làm những điều mình thích. Vì vậy, việc rèn luyện thể chất nên là hoạt động bắt buộc với mọi người, nhất là đối với những người trẻ.

Một ngày của tôi bắt đầu bằng lịch tập từ 5.00 đến 7.00. Phần lớn thời giờ còn lại dành cho công việc và cuộc sống. Buổi tối tôi cố gắng sắp xếp một khoảng trống nhỏ cho bản thân, với các hoạt động giúp tôi thư giãn như: đánh đàn, đọc sách, nghe nhạc… Chế độ dinh dưỡng của tôi cũng không kiêng khem gì nhiều. Tôi cố gắng ăn uống theo khoa học với thực phẩm xanh, lành mạnh và đặc biệt là hạn chế tinh bột. Có lẽ điều khiến tôi luôn duy trì năng lượng ổn định là tôi chú trọng tính cân bằng trong cuộc sống và công việc. Cụ thể, mỗi khung thời gian tôi dành cho mỗi việc, tôi đều xác quyết rõ ràng và dành sự chú tâm trọn vẹn cho nó.

Thông thường chị sẽ phục hồi cơ thể và tâm trí như thế nào, vì đối với những hoạt động thể chất cần sức bền, sức chịu đựng thì việc nghỉ ngơi cũng quan trọng như việc luyện tập?

Tôi đặc biệt chú đến giấc ngủ chất lượng như một phương cách để hồi phục cơ thể và tâm trí. Vì có quỹ thời gian hạn hẹp, tôi chỉ ngủ khoảng 5 giờ mỗi ngày.  Do vậy, tôi đã rèn luyện được cơ thể mình bước vào “chế độ” ngủ nhanh và sâu giấc để giúp bản thân ngủ ít mà vẫn khoẻ, vẫn đủ những những người khác.

Hãy bắt đầu từ vạch xuất phát của riêng bạn

“Bạn sẽ không bao giờ biết được, mục tiêu sẽ đưa bạn đi xa đến đâu”. Câu nói này rất đúng với chị. Mục tiêu ở đây là đặt chân lên một trong những dải địa chất hiểm trở nhất hành tinh. Ở một nơi mà mỗi một bước chân là mỗi một nguy cơ vì tình trạng sạt lở tuyết, nơi mà bạn có thể bị bỏng lạnh và hụt oxy với độ cao ở ngưỡng chết: 8.849 m – khoan nói đến hành trình chinh phục mục tiêu, chỉ riêng việc đặt mục tiêu, chị đã nghĩ gì khi quyết định là mình sẽ chinh phục thử thách “hàng top” như vậy?

Cách đây 5 năm, tôi đặt chân đến Everest Base Camp (Trạm dừng chân Everest) lần đầu tiên sau 9 ngày đi bộ cùng những người bạn. Chỉ là đến chân núi thôi, nhưng tôi thấy quãng đã rất khó khăn. Khi ấy, tôi đã nghĩ một ngày nào đó, tôi sẽ đặt chân lên đỉnh Everest chứ không chỉ dừng ở chân núi thế này.

Sau đó về nước, tôi tìm đọc các thông tin về hành trình leo đỉnh Everest, thì được biết khi ấy chỉ có 3 người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi, và họ đều là nam. Chưa có người phụ nữ Việt Nam nào khởi sự chuyến đi này. Tôi càng nung nấu quyết tâm đặt chân lên đỉnh núi. Thế là tôi lên kế hoạch cho mục tiêu của mình với từng bước cụ thể, kéo dài liên tục trong 5 năm.

“5 năm đó chị đã làm gì”?

Tôi đã thiết lập kế hoạch chi tiết cho mục tiêu đặt ra. Nhận ra hai vấn đề lớn nhất mình phải đối mặt để chịu được độ khắc nghiệt của ngọn núi có cao độ và biên độ hiểm trở nhất. Tôi tham gia khoá huấn luyện kỹ thuật leo núi của một người thầy kỳ cựu tại Singapore và khoá huấn luyện thể lực tại Việt Nam với ba môn phối hợp được thiết kế riêng cho tôi. Hàng tuần, tôi bay đi bay về giữa Singapore và Việt Nam để duy trì lịch luyện tập. Tôi tập đều đặn 3 – 4 tiếng hàng ngày, chỉ nghỉ Chủ nhật. Đến gần đợt leo núi, thì tôi rèn luyện đủ các ngày trong tuần.

Bên cạnh đó, trong 5 năm đó, tôi còn tập leo các ngọn núi có chiều cao tăng dần để làm quen với độ lạnh và không khí loãng khi lên cao. Từ 5,000m lên 6,000m rồi 7,000m… những tưởng chỉ nhích thêm một km, nhưng mỗi một chênh lệch độ cao là một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt, là một bứt phá vô tiền khoáng hậu cho giới hạn bản thân.

Trải nghiệm đáng nhớ và đáng quên nhất trong cuộc đua với chính mình trên đỉnh Everest của chị?

Tôi nghĩ cả đời tôi sẽ khó mà quên được vẻ đẹp trên đỉnh núi thiêng. Đó là vẻ đẹp siêu thực không thể nhìn thấy đâu khác trên thế giới. Sau 1 giờ trên đỉnh Everest, khi trở xuống tôi dừng ở vách Hillary, phóng tầm mắt ra xa. Bao phủ xung quanh tôi là những ngọn núi tuyết trắng muốt. Cả những “gã khổng lồ”  7000m, 8000m cũng đều nằm dưới chân mìn, không có gì có thể che khuất tầm mắt của mình nữa rồi! Tôi thấy Tây Tạng, Nepal, và cả những dãy núi cao vời vợi khác đều nằm dưới chân mình hết, trắng muốt cả chân trời. Tôi ngỡ như đang ở trên một hành tinh khác. Còn trải nghiệm đáng quên là lúc tôi bước đến khu vực vách Hillary, tôi phải bước qua những thi thể bỏ lại. Trải nghiệm lúc đó rất đáng sợ, vừa sợ chết, vừa sợ… ma (cười).

play-rounded-fill
Nguồn: NVCC

Câu hỏi cho một người chạm tới ngưỡng cao nhất của cuộc chinh phục chính mình: Phẩm chất nào đã giúp chị chinh phục được mục tiêu gần như không tưởng này?

Tôi nghĩ đó là dám ước mơ. Đúng là Everest thử thách thật, gian khó thật, nhưng tôi không thấy khổ, không thấy phải hy sinh hay đánh đổi gì, vì đó là đam mê của tôi. Điều gì khiến trái tim bạn thổn thức? Hãy mơ về nó và lên đường thực hiện giấc mơ.

Nếu khuyến khích hội chị em chọn một ngọn núi hoặc một cung đường nào đó để chinh phục trong đời, chị sẽ chọn giới thiệu ngọn núi nào hoặc cung đường nào?

Việt Nam mình đẹp lắm, không cần phải đi xa. Trước mắt, bạn cứ thử cung đường trekking nổi tiếng ở Sài Gòn như Tà Năng – Phan Dũng, núi Chứa Chan, núi Bà Đen… Miền Bắc thì cảnh vật phong phú hơn, Phanxipang, Yên tử, Bạch Mộc Lương Tử… là lựa chọn lý tưởng để thử sức.

Nguồn: NVCC
Cảm ơn vì đã đồng hành cùng tôi, Garmin fēnix 7S!

Ngoài trang thiết bị leo núi, và balô vật dụng thì đâu là “vật bất ly thân” của chị khi leo Everest?

Đó là chiếc Garmin fēnix 7 Series, dòng đồng hồ GPS đa môn thể thao ngoài trời, với phiên bản nhỏ gọn fēnix 7S dành cho nữ giới đã luôn đồng hành cùng tôi, chăm chỉ ghi lại từng bước chân, từng nhịp tim, mức độ oxy trong cơ thể khi tôi di chuyển. Là chứng nhân cho tôi khi tôi chinh phục mỗi cột mốc, là trợ lý y tế giúp tôi nắm được tình trạng sức khoẻ 24/7 để dễ dàng xử trí, cấp cứu kịp thời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bởi vì khi ấy, sức khoẻ là mạng sống.

Với một thử thách khắc nghiệt lên đến hàng cao nhất như núi Everest thì những tính năng thể thao ngoài trời của fēnix 7S như công nghệ định vị đa vệ tinh GNSS, cảm biến đo độ cao, khí áp, la bàn, đồng thời còn là trợ lý an toàn đắc lực vói tính năng phát hiện sự cố và gửi tín hiệu SOS đến người thân của tôi.

Chất liệu chống va đập chuẩn quân đội và thời lượng pin sử dụng bền bỉ của dòng fēnix 7S cũng là yếu tố tiên quyết để tôi lựa chọn mang theo bên mình trong hành trình dài ngày với điều kiện môi trường khắc nghiệt như thế này. Tính năng tích hợp sạc năng lượng mặt trời giúp tôi không lo thiết bị hết pin giữa chừng.

Chị có đồng ý với tôi rằng, người có trái tim mạo hiểm nhất, sẵn sàng dấn thân nhất lại là những người tự biết mình nhất, ít liều lĩnh nhất và đặc biệt: có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất?

Tôi tin như vậy, núi Everest không dành cho những trái tim liều lĩnh khi không có sự chuẩn bị nhiều năm và kế hoạch hành động mỗi ngày. Vì khi ấy, hậu quả có thể đánh đổi bằng cả sinh mạnh. Những nhà thám hiểm kỳ tài chính là những bậc thầy quản lý rủi ro.

Không những đồng hành cùng chị trong những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, Fenix 7 S còn luôn được chị mang theo bên người, bất kể là chuyến dịch chuyển, luyện tập, sinh hoạt thường ngày?

… Và kể cả khi tôi ngủ! Chỉ trừ lúc tắm (cười). Tôi rất chú trọng chất lượng giấc ngủ nên luôn “nhờ” Garmin fēnix 7S theo sõi sát sao thời lượng ngủ, đo độ căng thẳng của cơ thể, xem đêm qua mình ngủ ngon giấc không để có điều chỉnh thích hợp. Đặc biệt, sau chuyến leo núi trở về, nhiều đêm trước khi đi ngủ, tôi đã mở những con số ghi lại hành trình đáng nhớ trong đời và phì cười với chính mình. Rằng, những con số không thể nào “fake” được!

Chị có kỷ niệm đáng nhớ cùng Garmin fēnix 7S trên đỉnh Everest không?

Đó là lúc tôi đặt chân lên đến đỉnh. Khi ấy trời vẫn còn tinh mơ, xung quanh đều tối đen như mực. Nhưng trên tay tôi, những đốm sáng vẫn ánh lên tín hiệu báo bình an. Những con số trên đồng hồ vẫn liên tục thay đổi từ lúc tôi đeo đến giờ. Nhưng hôm ấy, chúng khiến tôi cảm thấy ấm áp, xúc động vô cùng. Từng bước chân tôi đi qua, từng cột mốc tôi chạm vào, tất cả đều được Garmin fēnix 7S ghi lại.

Trở về từ chuyến leo núi “trong truyền thuyết”, ý nghĩ đầu tiên của chị về leo núi là gì? Chị sẽ ngừng leo, hay tiếp tục chinh phục những đỉnh cao khác?

Tôi sẽ leo nốt ngọn núi còn lại trong “Thất đỉnh”, ngọn Denali nằm ở Bắc Mỹ. Dự định năm sau tôi sẽ khởi hành!

Nguồn: NVCC

Xin cảm ơn chị và chúc chị thành công với “series” Thất đỉnh trọn vẹn của mình!

 


Khám phá bộ sưu tập đồng hồ thông minh Garmin dành cho phụ nữ đang được ưu đãi chỉ từ 3,990,000 VND đến hết 23/10 tại đây.
Sản xuất: Duyên Trần
Hậu kỳ: Hiếu Lê
Nhiếp ảnh: Minh Tuấn
Chỉnh sửa ảnh: Việt Trung

Leave a Comment


From the same category