Lớp trẻ "xâm lấn" phố ông đồ Hà Nội - Tạp chí Đẹp

Lớp trẻ “xâm lấn” phố ông đồ Hà Nội

Tin Tức

Tết đến, khu phố ông đồ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám lại tấp nập người qua lại, xin chữ và mua chữ. Các ông đồ thường dọn lều chõng, mở hàng từ sáng sớm tinh mơ, khi những người đi tập thể dục còn gọi nhau í ới.

Điểm đặc biệt của mùa Tết năm nay tại phố ông đồ là sự gia tăng đáng kể của “đội ngũ” ông đồ sinh viên, ông đồ trẻ đến từ những miền đất xa xôi cũng về đây tụ hội.

Thầy đồ trẻ Lê Hùng, 30 tuổi, quê Vĩnh Phúc, từng là sinh viên trường mỹ thuật cho biết, anh đã làm nghề ông đồ được 4 năm. Năm nào, anh cũng cùng vợ đến họp phố ông đồ, chủ yếu là để gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm từ các bậc tiền bối. Anh muốn được gặp gỡ với những người có cùng đam mê và sở thích để nâng cao “tay nghề” múa chữ.
 
Các thầy đồ trẻ đang dần thay thể lớp ông đồ râu tóc bạc phơ

Các thầy đồ trẻ đang dần thay thể lớp ông đồ “râu tóc bạc phơ”

 

Khi được hỏi về giá cả một bức thư pháp, thầy bộc bạch: “Nhìn chung các bức thư pháp thì không có giá nhất định, bởi lẽ người viết thì không vì lợi ích kinh doanh, chỉ do tùy tâm người xin chữ”.

Tuy vậy, khảo giá chung tại khu phố ông đồ cho thấy, một lần “cho chữ” có giá không dưới 50 ngàn đồng, chưa kể tiền giấy đắt rẻ tùy loại. Giấy viết chữ nho có loại giá rẻ chỉ khoảng 20-30 ngàn đồng nhưng cũng có loại vài trăm ngàn đồng.

Cá biệt, các ông đồ còn bán những bức tranh, thư pháp do những người nổi tiếng trong giới thực hiện. Loại này có giá dao động từ 500 ngàn tới 2 triệu đồng.

Hầu hết các thầy đổ trẻ rất được khách hàng chuộng, phần vì sắc diện dễ gần, phần nhờ khéo chiều lòng khách. Tuy nhiên, những khách hàng “ruột” của phố ông đồ, tức là những người năm nào cũng tới đây tìm con chữ thì vẫn ghé thăm những ông đồ già. Họ cảm thấy học hỏi được nhiều điều từ “những người muôn năm cũ”.

 
Các thầy đồ trẻ đang dần thay thể lớp ông đồ râu tóc bạc phơ
 

Là một người đã có gần nửa đời người gắn bó với nghiệp cho chữ, ông đồ Nguyễn Khắc Thái, 75 tuổi giãi bày nhiều xúc cảm về sự đổi thay của khu phố ông đồ. Ông cho biết, cứ mỗi độ xuân về, ông luôn góp mặt tại con phố này cùng với các đồng nghiệp.

Trong tâm niệm của ông, người đến đây xin chữ phải tùy duyên cơ, phải thành tâm, không phải ai muốn xin chữ gì thầy cũng cho. Bởi lẽ chữ phải hợp với con người, như vậy thì việc cầu xin mới có tác dụng.

Ông còn cho biết, con cháu thầy hiện vẫn có những người đang theo học chữ. Thầy cũng nhận những học trò trẻ và nhận thấy nhiều người đã ra hành nghề. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc học chữ quả thực rất khó, bởi vốn từ vô cùng phong phú, đòi hỏi người học phải có tính kiên nhẫn và một niềm đam mê thực thụ. Những người trẻ tuổi muốn nối nghiệp phải có tâm sáng, đặt sự đam mê lên hàng đầu thay vì chạy theo đồng tiền.

 
 Phố ông đồ âm thầm đổi thay những năm trở lại đây

Phố ông đồ âm thầm đổi thay những năm trở lại đây

 
Phố ông đồ âm thầm đổi thay những năm trở lại đây
Phong cách làm việc của nhiều thầy đồ trẻ rất thoải mái, không cần áo the khăn xếp, cũng không cần tạo dáng nho nhã
 
Cặm cụi thể hiện con chữ
Cặm cụi thể hiện con chữ
 
Không chỉ viết, thầy đồ còn vẽ tranh, tùy theo yêu cầu của khách hàng
Không chỉ viết, thầy đồ còn vẽ tranh, tùy theo yêu cầu của khách hàng
 
Cũng có người chú ý cách ăn vận
Cũng có người chú ý cách ăn vận
 
Thấp thoáng bóng dáng những nữ phụ tá xinh đẹp của các ông đồ
Thấp thoáng bóng dáng những nữ phụ tá xinh đẹp của các ông đồ
 
Nhiều bạn trẻ ham thích, theo học nghề thầy đồ
Nhiều bạn trẻ ham thích, theo học “nghề” thầy đồ
 
Xin chữ, câu đối ngày Tết vốn là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc
Xin chữ, câu đối ngày Tết vốn là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc
 
Xin chữ, câu đối ngày Tết vốn là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc
Không thiếu những người vẫn trung thành với lều chõng của những thầy đồ già, lắng nghe những câu chuyện từ xa xưa gắn liền với con chữ

Một số bức tranh - chữ có giá cao của những nghệ nhân tên tuổi

Một số bức tranh – chữ có giá cao của những nghệ nhân tên tuổi

Theo Dân trí

Thực hiện: depweb

08/02/2013, 10:24