Theo cuốn sách này, ít ai ngờ đường tiêu hóa của chúng ta trở chứng nhiều lúc lại vì một số lý do rất thông thường. Ví dụ được các tác giả đưa ra là những chuyện rất quen thuộc trong nhiều phòng khám. Đó là không ít bệnh nhân gõ cửa thầy thuốc vì rối loạn tiêu hóa dưới dạng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, nhất là đói run nhưng vừa ăn ít miếng đã no ngang. Bệnh không nặng đến độ gọi xe cấp cứu nhưng cứ rề rề nay đau mai yếu làm giảm chất lượng cuộc sống. Khổ không chỉ cho bệnh nhân mà còn kẹt cho thầy thuốc vì thường khi siêu âm, nội soi, xét nghiệm thì không tìm ra nguyên nhân. Vì thế, các bác sỹ khuyên bạn nên chú ý tới một số lý do rất thông thường.
Chẳng hạn: tuy bạn làm đúng theo những lời khuyên dinh dưỡng nhưng lại thực hiện quá nhanh, ví dụ đổi từ gạo trắng sang gạo lức, sang nếp… cái rụp! Tương tự như thế là trường hợp của người trước đó mạnh miệng với thực phẩm công nghệ bỗng chuyển sang khẩu phần với nhiều rau quả tươi. Một số bệnh nhân khác tuy không hiểu tính chất hữu ích của chất xơ trong rau quả, mễ cốc nhưng dùng quá liều khiến bội tăng hiện tượng đầy hơi trong khung ruột. Một số người khác thường có khẩu phần quá nhiều tinh bột nên vô tình tiếp tay cho phản ứng lên men của lực lượng vi sinh có hại luôn sống chực chờ trên nền ruột.
Với những người hay bị đầy hơi, hãy tự hỏi bản thân liệu có phải bạn đã quá mạnh miệng với các món ngọt theo kiểu ăn vặt suốt ngày mà không ngờ là đường ủ đến lên men rồi thành rượu ngay trong lòng ruột? Hoặc bạn có thói quen ăn quá nhiều rau cải tươi trong bữa cơm chiều trong khi lá gan theo đúng nhịp sinh học lại giảm hoạt động sau 19 giờ. Hậu quả, các loại hơi có hại cho sức khỏe dễ tích lũy trong lòng ruột…
Bác sĩ Louis Berthelot cũng đưa ra những ví dụ về một số bệnh nhân mà ông đã trực tiếp khám. Đó là những người trước đó mạnh miệng với thịt, cá bỗng đổi sang chay trường một cách đột ngột. Hậu quả là lượng mật trước đó được bài tiết theo thói quen nay bỗng thừa thãi. Mật khi đó sẽ kích ứng khung ruột. Đừng quên rằng mật cần thiết để tiêu hóa chất béo trong thịt, cá nhưng thừa mật trong lòng ruột lại là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư ruột già.
Cuối cùng, bác sĩ Jacqueline Warnet đưa ra lời khuyên: uống trà suốt ngày mà không ngờ lượng trà quá cao là lý do khiến thất thoát khoáng tố kali. Hậu quả là nhu động của khung ruột trở nên “ù lỳ” nên bạn không nuốt hơi mà vẫn đầy bụng, không ăn nhiều mà vẫn khó tiêu. Vì thế, đối với việc ăn uống bạn nên chú ý tới từng khía cạnh nhỏ nhất, bởi bất cứ điều gì cũng có thể làm hại đến hệ tiêu hóa của bạn. Khi chưa chắc chắn cơ thể sẽ thích ứng ra sao, hãy thay đổi các thói quen của bạn một cách từ từ, chậm rãi, đồng thời lắng nghe những “phản hồi” của hệ tiêu hóa.
7 mẹo “trợ giúp” hệ tiêu hóa Bạn thưởng thức bữa ăn ngon, nhưng sau đó lại cảm thấy đầy hơi, nặng bụng, no lâu, nóng rát vùng thượng vị, khó chịu… Đó là do đường tiêu hóa của bạn không tốt, thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày. Hãy áp dụng một số mẹo nhỏ sau! Ăn sữa chua Probiotic là những vi khuẩn tốt có trong một số thực phẩm và cũng có mặt trong đường tiêu hóa. Probiotic có trong các thực phẩm như sữa chua, sữa, đồ uống có chứa probiotic… Không nằm ngay sau khi ăn Cơ thể cần tiêu hóa thức ăn ở tư thế đứng và việc bạn nằm khi cơ thể đang cố gắng tiêu hóa thức ăn có thể dẫn tới chứng khó tiêu. Vì vậy hãy chờ 2 – 3 tiếng sau khi ăn rồi hãy đi ngủ. Ăn chậm, nhai kỹ Nếu bạn ăn quá nhanh, bạn sẽ nuốt phải nhiều không khí có thể làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Nhiều bác sỹ còn khuyên bạn nên tập thói quen đếm nhẩm khi nhai, ví dụ mỗi miếng cơm hãy nhai đủ 1 – 2 lần rồi hãy nuốt. Bổ sung nhiều chất xơ Tuy nhiên đừng bất ngờ chuyển từ việc ăn ít chất xơ sang tiêu thụ nhiều chất xơ trong một sớm một chiều vì nó có thể gây ra một số vấn đề về dạ dày – ruột. Thay vào đó, hãy từ từ bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của bạn kết hợp với việc uống nhiều nước.. Nói “không” với thực phẩm gây khó tiêu Thông thường các thực phẩm hoặc đồ uống nhiều acid, caffeine, rượu hoặc đồ ăn cay có thể gây khó tiêu. Chọn trang phục phù hợp Đừng để trang phục ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn. Không mặc quần áo hoặc đeo thắt lưng quá chặt vì khi bạn ăn no chúng có thể chèn ép dạ dày và dễ gây hiện tượng ợ nóng. Nhai kẹo cao su sau bữa ăn Nó sẽ kích thích việc sản sinh nước bọt giúp trung hòa acid dạ dày và giảm khả năng bị khó tiêu. |
Sau những bữa ăn “khủng” Bạn có thể thoải mái thưởng thức một bữa ăn “khổng lồ” với nhiều món ăn ưa thích mà không lo bị tăng cân. Bí mật là những loại hoa quả và đồ uống dưới đây: Chuối Sau khi kết thúc bữa ăn, hãy ăn 1 quả chuối. Đó là cách tốt nhất để bạn đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn trong bữa tối. Loại quả này đặc biệt tốt nếu bạn “kết” các món nướng vì chúng có tác dụng ức chế chất benzopyrene gây ung thư trong các món nướng và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Nước ép cần tây Cần tây chứa hàm lượng cellulose rất cao, chất này có tác dụng rất tốt trong việc “hút” chất béo trong thức ăn. Vì vậy, sau bữa ăn tốt đầy ắp các món ăn giàu chất béo, bạn nên thưởng thức 1 ly nước ép cần tây để không phải lo lắng về việc sẽ tăng cân. Sữa chua Sữa chua có chứa vi khuẩn axit lactic, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và kích thích sự gia tăng của các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, từ đó giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, nhất là các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. 1 cốc sữa chua sau khi ăn các món ăn nóng cũng sẽ giúp bạn bảo vệ lớp niêm mạc của đường tiêu hóa. Trà vỏ cam Trà lúa mạch hoặc nước đun các loại vỏ cam quýt chứa nhiều allantoin và tinh dầu giúp làm tăng tiết dịch vị, thúc đẩy nhu động ruột, dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Trà gừng Trà gừng thích hợp sau khi bạn thưởng thức các món ăn có tính lạnh như cua, cá, tôm. Tính ấm của gừng sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau bụng các triệu chứng nôn, tiêu chảy, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. |
Theo Tuệ Mỹ
Tư vấn Tiêu & Dùng