“Lộ diện” thêm hàng chục nghìn m2 đất bị “xẻ thịt” dưới gầm cầu Thăng Long

Ngày 1/3/2013, báo Dân trí có bài viết phản ánh việc hàng chục nghìn m2 đất gầm cầu Thăng Long bị “xẻ thịt” vô tội vạ làm bãi trông xe, hàng quán, trụ sở công ty gây mất mỹ quan, đe dọa công trình giao thông trọng điểm nối TP. Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và các tỉnh phía Bắc kéo dài trong nhiềm năm qua chưa được xử lý triệt để. 

Hàng chục gia đình ở đầu cầu phía nam (đi qua huyện Từ Liêm) nằm trong

Hàng chục gia đình ở đầu cầu phía nam (đi qua huyện Từ Liêm) nằm trong

hành lang bảo vệ cầu Thăng Long

Sau khi bài viết được đăng tải, báo Dân trí đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ từ bạn đọc. Để làm rõ tình trạng lấn chiếm đang diễn ra và trách nhiệm các bên liên quan, ngày 6/3/2013, PV báo Dân trí tiếp tục đi kiểm tra hiện trạng thực tế cùng Công ty quản lý đường sắt (QLĐS) Hà Thái – Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, đơn vị được giao quản lý duy tu toàn bộ diện tích chân, gầm cầu Thăng Long đầu cầu phía bắc (nằm trên địa bàn huyện Đông Anh) và đầu cầu phía nam (nằm trên địa bàn huyện Từ Liêm).

Ngoài những địa điểm lấn chiếm báo Dân trí đã phản ánh ở khu vực gầm cầu đường bộ (tầng dành cho xe ôtô), hiện đang có hàng chục nghìn m2 đất gầm cầu đường sắt đang bị các hộ dân chiếm dụng làm cửa hàng, nơi bán bia, thậm chí xây nhà ở từ nhiều năm qua nhưng chưa bị xử lý.

 

Chợ cóc hình thành trên hàng nghìn m2 đất gầm cầu đường sắt đoạn đi qua Xuân Đỉnh

Chợ cóc hình thành trên hàng nghìn m2 đất gầm cầu đường sắt đoạn đi qua Xuân Đỉnh

Ghi nhận thực tế cho thấy, ở đầu cầu đường bộ phía nam (đoạn đi qua xã Xuân Đỉnh và Đông Ngạc), vẫn còn nhiều gia đình chưa chịu dỡ bỏ công trình vi phạm thuộc chỉ giới an toàn của Bộ Giao thông Vận tải, mặc dù Công ty QLĐS Hà Thái và chính quyền địa phương đã nhiều lần ra quân giải tỏa những tháng cuối năm 2012.

Cách đó không xa, diện tích gầm cầu đường sắt đoạn đi qua xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm cũng bị lấn chiếm rất “sôi động”. Sau nhiều đợt Công ty QLĐS Hà Thái ra quân, hiện vẫn còn hàng chục nghìn m2 đất gầm cầu và hành lang đang bị lấn chiếm. Cụ thể, toàn bộ phần diện tích gầm cầu và hành lang từ trụ N38 đến N48 bị biến thành chợ cóc, làm nơi kinh doanh vật liệu xây dưng.

Khu vực đầu cầu đường sắt phía bắc đi qua xã Hải Bối, huyện Đông Anh, tình trạng chiếm dụng đất gầm cầu đường sắt làm nơi ở và kinh doanh còn diễn ra phức tạp hơn. Đại diện Công ty QLĐS Hà Thái xác nhận đây là “điểm nóng” về việc vi phạm hành lang bảo vệ đường sắt. Phía công ty đã nhiều lần giải tỏa và rào bằng đường ray, nhưng chỉ ít tháng sau lại bị người dân đạp đổ làm nơi để xe, bán hàng, địa điểm ăn cỗ đám cưới.

 

Công trình lấn chiếm tại ở gầm cầu phía bắc đoạn qua xã Hải Bối

Công trình lấn chiếm tại ở gầm cầu phía bắc đoạn qua xã Hải Bối

Để hạn chế tình trạng này, đơn vị quản lý đã nhiều lần đề nghị UBND xã Hải Bối, huyện Đông Anh phối hợp nhưng không nhận được sự nhiệt tình của chính quyền sở tại, trong khi lực lượng giám sát của Công ty QLĐS Hà Thái lại eo hẹp nên tình trạng tái chiếm sau khi bị giải tỏa vẫn không thể kiểm soát.

Đánh giá về tình trạng lấn chiếm đang diễn ra ở gầm cầu và hành lang cầu Thăng Long, ông Nguyễn Bá Thực, Giám đốc Công ty QLĐS Hà Thái cho biết: “Từ năm 2010, đơn vị quản lý đã rà soát các điểm nóng và xác định ra những hình thức lấn chiếm phổ biến nhất là họp chợ, dựng lều trại, hàng quán, làm nhà xưởng. Sau khi xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải, từ cuối năm 2011 – 2012, Công ty QLĐS Hà Thái đã phối hợp với chính quyền xã Hải Bối (huyện Đông Anh), Đông Ngạc, Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm) xóa sổ những dãy hàng quán dưới gầm cầu đường bộ tồn tại từ nhiều năm trước đây.

Theo kế hoạch đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, trong năm 2013, Công ty QLĐS Hà Thái sẽ tiếp tục phối với với chính quyền các xã có cầu đường bộ và đường sắt cầu Thăng Long đi qua để giải tỏa những tụ điểm lấn chiếm nằm dưới gầm cầu,nằm trong chỉ giới hành lang bảo vệ”.

 

Công ty Thanh Hiền hạ biển hiệu sau khi báo Dân trí phản ánh

Công ty Thanh Hiền hạ biển hiệu sau khi báo Dân trí phản ánh

Ông Thực cũng cho biết phía Công ty sẽ làm văn bản gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị can thiệp, nếu chính quyền địa phương vào cuộc chậm. Để hạn chế tình trạng tái lấn chiếm, trước mắt Công ty QLĐS Hà Thái sẽ tiến hành san lấp, dựng tường rào sắt ở những khu vực vừa giải tỏa để dễ quản lý và giám sát.

Nói về việc quản lý diện tích mặt bằng sau giải tỏa, ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm cho biết: Chính quyền địa phương chỉ giữ vai trò phối hợp xử lý, còn việc giám sát và quản lý là nhiệm vụ của Công ty QLĐS Hà Thái. Khi phát hiện có lấn chiếm, Công ty QLĐS Hà Thái phải báo cáo kịp thời để chính quyền địa phương phối hợp xử lý.

Như vậy, việc quản lý diện tích gầm cầu Thăng Long vẫn phụ thuộc vào đơn vị quản lý được Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ là Công ty QLĐS Hà Thái. Nếu những năm trước Công ty QLĐS Hà Thái quản lý chặt và phối hợp kịp thời hơn với chính quyền địa phương, có lẽ việc xử lý tình trạng “xẻ thịt” gầm cầu Thăng Long đã thu được kết quả tốt hơn.
 
Trước sự việc trên, đề nghị Bộ Giao thông Vận Tải, UBND TP. Hà Nội khẩn trương vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng hàng nghìn m2 đất gầm cầu Thăng Long bị “xẻ thịt” tơi bời như trên.
 
Dưới đây là những hình ảnh lấn chiếm mới “lộ diện” ở gầm cầu Thăng Long do PV Dân trí ghi nhận vào ngày 6/3/2012:

 

Tình trạng lấn chiếm gầm cầu và hành lang đường sắt diễn ra nghiêm trọng

Tình trạng lấn chiếm gầm cầu và hành lang đường sắt diễn ra nghiêm trọng

Tình trạng lấn chiếm gầm cầu và hành lang đường sắt diễn ra nghiêm trọng

Tình trạng lấn chiếm gầm cầu và hành lang đường sắt diễn ra nghiêm trọng

Tình trạng lấn chiếm gầm cầu và hành lang đường sắt diễn ra nghiêm trọng

Tình trạng lấn chiếm gầm cầu và hành lang đường sắt diễn ra nghiêm trọng

đoạn đi qua xã Hải Bối, huyện Đông Anh

Theo Dân trí



From the same category