Lễ đón năm mới của người Scotland: bật mí 10 sự thật thú vị

Là quốc gia có bản sắc dân tộc mạnh mẽ và truyền thống độc đáo, lễ hội đón năm mới do người Scotland tổ chức lúc nào cũng thu hút đông đảo du khách tham dự. Sẽ là không sai khi nói muốn biết rõ đặc điểm của người Scotland, chỉ cần viếng thăm họ vào lễ Hogmanay. Hãy cùng Đẹp khám phá 10 điều thú vị xoay quanh lễ hội đón năm mới nổi tiếng này nhé.

1. Hogmanay là tên gọi ngày cuối cùng của năm và đồng nghĩa với lễ đón năm mới theo phong cách Scotland. Tiệc đường phố Hogmanay ở thủ đô Edinburgh nổi tiếng khắp thế giới, với lượng du khách đông đến mức được ghi nhận vào sách kỷ lục Guinness là lễ hội có nhiều người tham gia nhất Vương Quốc Anh.

2. Nếu bạn hỏi người Scotland nguồn gốc của từ Hogmanay thì có lẽ không ai có thể cho bạn câu trả lời. Không ai biết chắc tên gọi ‘Hogmanay’ đến từ đâu. Nó có thể có nguồn gốc từ tiếng Gaelic hoặc từ Norman-French. Những gì họ có thể cho bạn biết, đó là ở Scotland, nó có nghĩa là một khoảng thời gian vui vẻ đầy tiếng cười khi bạn được sum họp bên bạn bè và người thân.

3. Giáng sinh không được coi là một lễ hội ở Scotland. Họ ăn mừng năm cũ qua đi, đón năm mới với lễ Hogmanay.

4. Lễ hội rước đuốc là sự kiện mở đầu cho chuỗi 3 ngày lễ Hogmanay nhằm tôn vinh sự hiện diện của lửa. Với người Scotland, lửa tượng trưng cho sự hồi sinh của mặt trời. Nghi thức rước đuốc đầu năm để cầu lửa diễn ra với ý nghĩa xua tan những rủi ro năm cũ, mang lại ánh sáng và may mắn cho năm mới.

5. Lễ rước đuốc tại Scotland thu hút nhiều người dân Scotland và du khách tham dự đến nỗi thời khắc mọi người đồng loạt cầm đuốc diễu hành khắp đường phố Edinburgh, nó biến nơi đây thành một “dòng sông ánh sáng” nhìn từ trên cao.

6. “Auld Lang Syne” là bài hát truyền thống được hát để chào mừng năm mới bắt đầu vào lúc nửa đêm, không chỉ ở Scotland mà còn lan tỏa ra nhiều nước trên thế giới.

7. Sách Kỷ lục Guinness thế giới liệt kê ‘Auld Lang Syne’ là một trong những bài hát đón năm mới được hát nhiều nhất. Bài hát được sử dụng trong rất nhiều bộ phim, từ bom tấn lễ hội ”It’s a Wonderful Life” đến phim hài lãng mạn “When Harry meets Sally”.

8. Một truyền thống thú vị trong lễ kỷ niệm Hogmanay là chào đón những người bạn gặp (kể cả người lạ) với lòng hiếu khách nồng hậu, đi kèm với một nụ hôn cùng câu chúc “Guid New Year’. Người Scotland tin rằng đây là một cách để xóa bỏ những xui rủi của năm cũ.

9. Ngay sau hồi chuông báo hiệu năm mới, người dân sẽ bắt đầu truyền thống “first-foot” (bước chân đầu tiên) với việc viếng thăm họ hàng, bạn bè để tặng quà và chúc mừng. Để mang lại may mắn cho chủ nhà, người bước vào cửa đầu tiên sẽ mang theo quà tặng truyền thống gồm than (tượng trưng cho sự ấm áp), thức uống mạch nha đơn cất (tượng trưng cho sự vui vẻ), bánh mì ngắn (tượng trưng cho sự no đủ). Đây là phong tục rất gần gũi với truyền thống “xông đất” của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.

10. Năm 2022, chai mạch nha đơn cất đầu tiên lấy cảm hứng từ lễ hội Hogmanay ra đời. Đây là đứa con tinh thần mới nhất của một nhà chưng cất vô song với tên gọi đầy cảm hứng: A Night On Earth. Nếu như Sarah Burgess là “phù thủy” hương, sắc, vị thì Erica Dorn, nhà thiết kế nổi tiếng người Pháp gốc Nhật là “phù thủy” thị giác khi cô được thương hiệu trao quyền sáng tạo nên vẻ ngoài cho tặng phẩm này. .

Chia sẻ về quá trình ấp ủ và sáng tạo nên chất vị của A Night On Earth, Sarah cho biết cô đã sử dụng thùng gỗ sồi ướp sherry Mỹ và châu Âu, kết hợp với thùng bourbon Mỹ để thể hiện tầng vị phong phú trong ký ức đón năm mới ngày thơ ấu. Đó là hương vị ngọt ngào của bánh mì ngắn xộc lên cánh mũi, của vani, cam khô, quả vả, hồi dẫn lối cho gia vị cay nhè nhẹ đọng lại nơi đầu lưỡi.

Về thiết kế, để tôn vinh lễ Hogmanay và thể hiện chất lượng thủ công của nhà chưng cất này, Erica Dorn đã vận dụng nghệ thuật sắp đặt độc đáo trên nền những họa tiết cắt dán trừu tượng với hình hài lấy cảm hứng từ các nghi thức truyền thống trong đêm giao thừa Hogmanay như: đốt lửa, ném than vào lò sửa, xông đất, tặng quà, uống mạch nha đơn.


Đi cùng với các mảnh ghép hài hòa giữa các nghi thức Hogmanay là sự đối lập giữa 2 tông màu đỏ – xanh lam, mang đến trải nghiệm độc nhất vô nhị cho người sở hữu. Màu đỏ bên ngoài, tượng trưng cho lửa với ý nghĩa tái sinh, đại diện cho lời chúc may mắn hanh thông suốt cả năm. Màu xanh làm bên trong, màu của bầu trời đêm giao thừa là dụng ý giản đơn của Erica Dorn khi nhấn mạnh sự ấm áp trong đêm đông cuối cùng của năm – đêm giao thừa.


From the same category