Lạm dụng vấn đề giới tính, “Bohemian Rhapsody” sỉ nhục huyền thoại Freddie Mercury?

Đã từ lâu, đề tài LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới) luôn bị xem là chủ đề nhạy cảm trong phim ảnh thế giới. Khi một bộ phim lấy người đồng tính làm nhân vật chính, gần như chắc chắn nó sẽ xoay quanh câu chuyện “công khai” bản thân đầy day dứt và chật vật. Hơn nữa, những bộ phim ấy có thể được giới phê bình khen ngợi, hoặc thắng giải tại các liên hoan phim nghệ thuật, nhưng hầu như chẳng bao giờ có cửa được phát hành rộng rãi tại rạp chiếu.

Những năm gần đây, dù tình trạng này có phần cải thiện nhờ thành công của “Call Me By Your Name” hoặc “Love, Simon”, nhưng nhìn chung các bộ phim ấy vẫn được đánh giá là quá lãng mạn, quá tình cảm và sến sẩm. Chúng có thể lấy lòng khán giả vì sự đáng yêu, tươi sáng, nhưng lại khiến người đồng tính ngán ngẩm vì chẳng thể khắc họa đời sống thật sự của phần đông trong số họ.

Bằng tài năng và niềm đam mê bất tận, Freddie và các thành viên của Queen đã cùng nhau định nghĩa lại nhạc rock cho nhiều thế hệ tiếp nối.
Bằng tài năng và niềm đam mê bất tận, Freddie và các thành viên của Queen đã cùng nhau định nghĩa lại nhạc rock cho nhiều thế hệ tiếp nối.

Khi dự án “Bohemian Rhapsody” được công bố, với trailer khắc họa màn trình diễn kinh điển năm 1985 của ban nhạc huyền thoại Queen, nhiều người đã háo hức trông chờ ngày nó ra rạp. Cả thế giới rạo rực chờ đợi xem, Hollywood tái hiện như thế nào hình ảnh của Freddie Mercury – ca sĩ hát chính của Queen đồng thời là nhân vật trung tâm của phim – một người Anh gốc Ấn, nghiện chất kích thích, từng qua lại với cả nam lẫn nữ và trên hết là sở hữu chất giọng tuyệt vời cùng hình tượng có một không hai trên sân khấu.

Tóm lại, ở Freddie có rất nhiều yếu tố đầy hứa hẹn để các nhà làm phim “Bohemian Rhapsody” khai thác. Tuy nhiên, đến ngày bộ phim chính thức ra mắt thì nhiều khán giả lại ngã ngửa, bởi nó dường như chỉ chăm chăm xoáy vào vấn đề giới tính của Freddie, cuối cùng phá nát hình tượng của ông với một cốt truyện sai lệch hoàn toàn so với hiện thực.

Mối quan hệ giữa Freddie và Mary được khắc hoạ 1 cách đầy ngưỡng mộ. Ngược lại hoàn toàn với những mối quan hệ đồng tính đã dẫn giọng ca chính của Queen đi đến bị kịch không thể cứu vãn.
Mối quan hệ giữa Freddie và Mary được khắc hoạ một cách đầy ngưỡng mộ. Ngược lại hoàn toàn với những mối quan hệ đồng tính đã dẫn giọng ca chính của Queen đi đến bị kịch không thể cứu vãn.

Trong phim, Freddie Mercury (Rami Malek thủ vai) ban đầu có mối quan hệ với người bạn gái Mary Austin, trùng thời điểm ban nhạc Queen của anh bắt đầu lên như diều nhờ bản hit “Bohemian Rhapsody”. Nhưng sau khi Freddie khám phá ra mình có tình cảm với những người nam cùng phái, anh đã chia tay Mary và cặp kè với người quản lý Paul Prenter. Kể từ đó, cuộc đời của Freddie lẫn hoạt động của Queen hoàn toàn đi chệch hướng. Chàng ca sĩ một mặt thì đắm chìm trong những cuộc ái ân tập thể, hoang đàng bên các tình nhân đồng giới, một mặt thì bỏ bê các thành viên khác để tách ra hoạt động độc lập.

Rốt cuộc, đến hồi cuối của bộ phim, Freddie khám phá ra mình mắc căn bệnh thế kỷ AIDS. Trong cơn suy sụp, hôn thê trước kia là Mary lại xuất hiện như một đấng cứu sinh và giúp anh “tỉnh ngộ”. Freddie trở lại đầy hối cải, xin lỗi các thành viên khác, và rồi cùng họ tỏa sáng trên sân khấu Live Aid với màn trình diễn huyền thoại.

bohemian-rhapsody-trailer-freddie-mercury-bisexual-sexuality
“Bohemian Rhapsody” được chấm 60/100 điểm trên trang Rottentomateos – số điểm khá khiêm tốn, nếu không muốn nói là thấp, dành cho một bộ phim vốn được đánh giá khá cao

Không khó để nhận ra, “Bohemian Rhapsody” đã đặt “xu hướng tính dục” làm lý do chính gây ra mọi trục trặc trong cuộc đời của Freddie Mercury cũng như ban nhạc Queen. Những bữa tiệc dài bất tận cùng lối sống vật chất hoang đàng của Freddie được lồng ghép với các cuộc tình đồng giới, khiến ai cũng có cảm tưởng rằng Freddie là một nạn nhân, bị “những kẻ đồng tính xấu xa” lôi kéo sa ngã. Chưa hết, ở gần cuối bộ phim, Mary – nhân vật giúp cho Freddie tỉnh ngộ lại chính là người yêu “thẳng” ngày trước, càng củng cố cho thông điệp “đồng tính là thứ sai lầm, xấu xa” xuyên suốt bộ phim. Khoảnh khắc Freddie xin lỗi các thành viên Queen khác cũng mang ý nghĩa anh đã “tỉnh ngộ” và đang rất hối hận cho những “hành vi đồng tính” quá đáng trước đó.

bohemian-rhapsody

bohemian-rhapsody-3
Bộ phim có đầy đủ yếu tố để bật thành một tác phẩm xuất sắc. Đáng tiếc một vài chi tiết sai lệch cùng những hạn chế nhất định không thể đưa “Bohemian Rhapsody” lên tầm cao

Lý do nhiều khán giả và nhà phê bình giận dữ với “Bohemian Rhapsody” chính là sự xuyên tạc lịch sử đầy trắng trợn, cũng như lạm dụng chủ đề đồng tính để vẽ nên bức tranh bi kịch của huyền thoại âm nhạc. Trên thực tế, màn trình diễn đình đám của Queen tại sân khấu Live Aid diễn ra vào năm 1985, trong khi mãi đến năm 1987, Freddie mới được chẩn đoán mắc HIV/AIDS. Chưa hết, giả sử Freddie Mercury có hành xử quá đáng đi chăng nữa, thì cũng có vô vàn nguyên nhân khác có thể là tác nhân khiến anh lạc lối thay vì giới tính, từ việc nổi tiếng quá mức tới vấn đề lạm dụng thuốc,… Ngoài ra, trong “Bohemian Rhapsody”, Freddie khiến các thành viên khác bị tổn thương khi quyết định tách ra hoạt động solo nhưng lịch sử đã chứng minh, hai thành viên của Queen là Roger Taylor và Brian May đều đã phát hành album đơn ca trước Freddie, khiến mâu thuẫn trong phim trở nên cực kỳ vô lý.

bohemian-rhapsody-1
Rami Malek là điểm sáng của bộ phim khi khắc họa xuất sắc hình ảnh huyền thoại Freddie Mercury

Tuy rằng khán giả lẫn giới chuyên môn đều đang tranh cãi về độ hay dở của nội dung, có một điều mà họ cùng nhất trí: diễn xuất của nam chính Rami Malek vô cùng tuyệt vời và là điểm sáng lớn nhất của cả bộ phim. Phân cảnh cuối cùng của tác phẩm, khi các thành viên Queen cháy hết mình trên sân khấu cũng được đánh giá rất cao. Dù vậy, với việc kể sai lịch sử và lạm dụng chủ đề xu hướng tính dục, “Bohemian Rhapsody” chắc chắn đang rớt điểm trầm trọng trong mắt những người hâm mộ của Queen cũng như của huyền thoại Freddie Mercury.


From the same category