Mặt nạ đất sét Rare Earth phiên bản giới hạn in chữ kí của ca sĩ John Legend, công thức vẫn chứa đất sét trắng Amazon được sản xuất và thu mua bền vững, nhãn dán trên nắp hộp được làm 100% từ túi cà phê và phế liệu đã qua sử dụng, chất liệu hộp có 30% là nhựa tái chế.
Ra mắt phiên bản giới hạn của hũ mặt nạ đất sét đình đám, Kiehl’s cùng ca sĩ John Legend khuyến khích mọi người cùng thay đổi vì một thế giới tốt đẹp hơn, thông qua một vài hành động nhỏ chỉ tốn 10 phút mỗi ngày. Trong khoảng thời gian detox làn da với mặt đất sét Rare Earth, các khách hàng của Kiehl’s có thể chia sẻ những suy nghĩ, ý tưởng của mình về lối sống xanh bằng hashtag #kiehls10phutdetox.
Cũng nhân sự kiện này, Kiehl’s phối hợp cùng tổ chức CHANGE ra mắt chương trình “Kêu gọi giảm rác thải nhựa”. Tại sự kiện, các nhà báo, blogger đã tự tay làm sản phẩm tái chế từ chính những vỏ hộp sản phẩm Kiehl’s mà mình dùng hết.
Trên thực tế, có rất nhiều hành động bạn có thể làm trong 10 phút để bảo vệ môi trường như: trồng thêm một cây xanh, tái chế hộp đựng mỹ phẩm thành đồ dùng trong gia đình, mua nước uống bằng bình cá nhân, đóng góp một khoản nhỏ cho các tổ chức môi trường hoặc ủng hộ các sản phẩm xanh sản xuất tại địa phương… Ca sĩ John Legend chia sẻ: “Nếu có thể khiến thế giới tốt đẹp hơn chỉ trong 10 phút, hãy tưởng tượng thành quả chúng ta đạt được trong 10 ngày, 10 tháng, hoặc thâm chí là 10 năm”.
Sự kiện “Kêu gọi giảm rác thải nhựa” chỉ là một trong rất nhiều hoạt động vì môi trường mà Kiehl’s sẽ thực hiện trong thời gian tới. Thương hiệu sẽ kết hợp cùng tổ chức phi chính phủ Change tổ chức chuỗi hoạt động vì môi trường kéo dài từ 15/7 đến 31/8. Ngoài ra, Kiehl’s cũng sẽ đóng góp 100% lợi nhuận từ việc bán mặt nạ đất sét Rare Earth phiên bản giới hạn 50ml cho cộng đồng thông qua tổ chức phi chính phủ CHANGE (với số tiền tối đa là 100 triệu đồng).
Đây không phải là lần đầu Kiehl’s thực hiện chiến dịch vì cộng đồng. Năm 2018, thương hiệu đã thực hiện chương trình “Made Better”, thông qua những thay đổi trong quy trình lựa chọn nguyên liệu, đóng gói, tái chế và các hoạt động cộng đồng nhằm tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.
Theo báo cáo của tờ National Geographic, 73% rác thải trên biển hiện nay là nhựa. Nghiên cứu của Guardian cũng cho thấy có 8,3 tỉ tấn nhựa được sản xuất trên khắp thế giới từ năm 1950 đến nay. Và cứ mỗi phút trôi qua lại có 2 triệu túi nhựa được sử dụng trên toàn cầu. Hàng triệu túi nhựa được thải ra sau trung bình 12 phút sử dụng, sau đó nó sẽ mất khoảng 1000 năm để phân hủy. Những chiếc túi nhựa hay còn được gọi là túi nilon này chỉ có 9% được xử lý tái chế hoàn toàn, 12% được mang đi đốt và đến 79% được thải ra ngoài môi trường, đặc biệt là ở các đại dương. Theo thống kê, mỗi kilomet vuông đại dương có tới 46.000 túi nhựa, khiến 100.000 động vật biển và 1 triệu chú chim biển chết do rác thải nhựa mỗi năm.