Khái niệm bếp mở
Lợi ích của bếp mở
Bếp mở giúp bạn tiết kiệm diện tích. Đó là lợi ích dễ nhận thấy nhất. Với bếp mở, bạn sẽ không còn phải tốn diện tích cho các vách ngăn. Do đó, không gian của bạn sẽ được mở rộng về thị giác. Không còn những vách ngăn này, cùng với một chút khéo léo trong thiết kế, bạn sẽ có được một không gian bếp và phòng ăn liên hoàn, thoải mái khi sử dụng trên một khoảng diện tích từ 20-24m2. Trong khi đó, với không gian bếp đóng kín, để có được sự thoải mái cho cả không gian bếp và phòng ăn, bạn cần phải có một diện tích khoảng 30m2.
Trong trường hợp bếp, phòng ăn và phòng khách được liên kết với nhau, sự tiết kiệm về diện tích còn được tăng thêm nhiều lần. Đó là lý do ta thường gặp không gian bếp mở trong các căn hộ chung cư, khi mà diện tích sử dụng có những hạn chế nhất định. Nhưng ngoài việc tiết kiệm diện tích, bếp mở còn có lợi ích khác quan trọng hơn. Cụ thể, với một không gian bếp mở, người đang hoạt động trong bếp hoàn toàn có thể theo dõi những gì đang diễn ra trong phòng khách và ngược lại, người trong phòng khách cũng có thể biết những gì đang được làm trong bếp.
Không gian bếp mở tạo ra sự giao lưu giữa các không gian, qua đó làm cho không khí trong nhà càng thêm ấm cúng, thân mật. Người nấu ăn trong bếp sẽ không cảm thấy bị tách rời khỏi người thân, bạn bè đang tụ tập, quây quần ngoài kia và ngược lại. Lý tưởng nhất là khi không gian bếp của bạn đủ rộng để có thể bố trí một đảo bếp. Khi đó, các thành viên trong gia đình sẽ có điều kiện quây quần tụ họp quanh đảo bếp, cùng nhau nấu nướng, dọn dẹp, thảo luận. Tiện lợi và hiệu quả.
Và những lưu ý
Trong thiết kế nên có đảo bếp hay quầy bar với chiều cao khoảng từ 1.15m – 1.2m, để có thể cản được tầm nhìn của người đang ngồi trong phòng khách vào bếp.
Hạn chế các ô kệ mở và tủ bếp sử dụng kính khi bạn có một gian bếp mở vì không phải lúc nào bạn cũng có thời gian sắp xếp một cách ngăn nắp các vật dụng trong tủ bếp.
Theo Bếp gia đình