Không chỉ là phim cung đấu, "Như Ý truyện" còn tái hiện cả triều đại Càn Long - Tạp chí Đẹp

Không chỉ là phim cung đấu, “Như Ý truyện” còn tái hiện cả triều đại Càn Long

Hậu Trường

Bộ phim “Như Ý truyện” đã đi được một phần ba chặng đường. Trái ngược với xuất phát điểm có phần lận đận, đánh giá về phim trên các trang mạng Trung Quốc đang có chiều hướng cải thiện rất tốt. Càng về sau, nội dung phim càng được đẩy lên cao trào với những tình huống cung đấu đỉnh cao, xứng đáng với tài năng của đội ngũ chế tác và kinh phí lên đến 43 triệu USD. Ngoài ra, cũng không thể không kể đến sự đầu tư về bối cảnh, phục trang chỉn chu đến từng tiểu tiết khiến “Như Ý truyện” từ dự án suýt bị thất bại trở thành “bom tấn” mới của dòng phim cung đấu. 

2

img_1138-crop

img_1139-crop

1
Dù chỉ là nghi lễ tiễn đưa nhân vật cũ để khắc hoạ chân dung về vị vua mới Càn Long nhưng “Như Ý truyện” vẫn không làm khán giả thất vọng.

Ngay từ những tập đầu, người xem đã được tận mắt chứng kiến hai phân đoạn cực kỳ hoành tráng là lễ đại tang của vua Ung Chính và lễ đăng cơ của vua Càn Long, với sự tham gia của gần 1000 diễn viên quần chúng. Nhiều đánh giá cho rằng “Như Ý truyện” là bộ phim truyền hình hiếm hoi tái hiện gần như trọn vẹn những nghi lễ quan trọng của lịch sử.

img_1135
Chưa kịp thôi choáng ngợp với lễ đại tang của vua Ung Chính, khán giả lại trầm trồ trước lễ đăng cơ của vị vua mới Càn Long.
img_1136
Những góc quay rộng cho thấy sự đầu tư, dàn dựng vô cùng chỉn chu.

Điều này cũng dễ hiểu bởi Càn Long là thời đại cực thịnh của nhà Thanh. Trung Quốc dưới sự cai trị của ông trở nên rộng lớn và hùng mạnh hơn bao giờ hết. Trong phim, nhân vật Càn Long do nam diễn viên Hoắc Kiến Hoa thủ vai thể hiện khá thành công hình ảnh một vị vua đào hoa, có sở thích vi hành và săn bắn. Những cảnh có sự xuất hiện của nam diễn viên vì thế luôn được nhà sản xuất chăm chút kỹ lưỡng. Do đó, nếu không kể đến những lỗi kỹ xảo và tranh cãi về phục trang, “Như Ý truyện” đã mang lại cho người xem cảm giác vừa chân thật vừa sống động, như được tận mắt chứng kiến một thời kỳ lịch sử phong kiến cách đây 300 năm.

img_1131
Đoàn xe loan giá của Càn Long và hoàng tộc nhà Thanh trong một chuyến tuần du.

collage

Sinh thời Càn Long có hai vị hoàng hậu tại vị. Trùng hợp là cả hai vị hoàng hậu của ông đều gặp biến cố sau những lần tuần du bằng đường thủy. Hiếu Hiền hoàng hậu Phú Sát thị mất tại thuyền Chu thứ trên đường hồi kinh. Kế hoàng hậu Na Lạp thị, nhân vật chính do nữ diễn viên Châu Tấn thủ vai thì bị thất sủng một cách khó hiểu sau chuyến Nam tuần lần thứ 4, cũng được đưa về kinh bằng đường thủy. Từ những dữ liệu đó, đoàn làm phim đã cố gắng tái hiện lại hai chuyến tuần du định mệnh để đánh dấu những sự kiện quan trọng. Đoàn làm phim phải rong ruổi khắp các địa điểm, từ những cảnh săn bắn được quay tại cao nguyên Ô Lan Bố Thống cho đến Thái Hồ, địa danh nổi tiếng của Trung Quốc.

resize_img_1075
Một phân cảnh gia yến trong lần Đông tuần cùng Hiếu Hiền hoàng hậu.
img_1074
Hai du thuyền trên Thái Hồ.
22829545_1950011315272534_9195875254493358258_o
Những tranh đấu hậu cung của “Như Ý truyện” không chỉ được gói gọn trong bốn bức tường của Tử Cấm thành mà còn là những phân đoạn ngoại cảnh choáng ngợp, lễ nghi tôn nghiêm, quy củ khắt khe chốn cung đình.

Thực hiện: depweb

07/09/2018, 08:00