Cảnh gian lận thi cử tại Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay – Ảnh rút từ clip do một thí sinh quay
Theo đó, Bộ GD-ĐT bổ sung quy định về việc tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh tiêu cực trong kỳ thi theo điều 36a. Đồng thời bỏ quy định cấm thí sinh mang phương tiện kỹ thuật thu, phát, ghi âm, ghi hình vào phòng thi.
Cụ thể Điểm d, Khoản 3, Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi. Không được hút thuốc trong phòng thi”.
Bộ cũng bổ sung hẳn một chương quy định về việc xử lý thông tin phản ánh tiêu cực trong kỳ thi và chế độ báo cáo lưu trữ. Cụ thể bổ sung Điều 36a như sau: Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế tuyển sinh bao gồm: Ban chỉ đạo tuyển sinh Bộ GD-ĐT; Hội đồng tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng. Thanh tra tuyển sinh và Thanh tra giáo dục các cấp. Các bằng chứng vi phạm quy chế sau khi đã được xác minh về tính xác thực là cơ sở để xử lý đối tượng vi phạm.
Bộ cũng đã có quy định việc cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế tuyển sinh. Cụ thể:
Khuyến khích thí sinh, những người tham gia công tác tuyển sinh, quần chúng nhân dân phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm quy chế tuyển sinh.
Người phát hiện những hành vi vi phạm quy chế tuyển sinh cần kịp thời báo cho nơi tiếp nhận quy định tại khoản 1 của điều này để có biện pháp xử lý.
Người có bằng chứng về vi phạm quy chế tuyển sinh có trách nhiệm gửi bằng chứng cho nơi tiếp nhận quy định tại khoản 1 của điều này trong vòng 7 ngày từ khi kết thúc ngày thi để xử lý.
Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế tuyển sinh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ thi….
Theo Thanh Niên