Khoai tây – Nguồn dinh dưỡng cực kỳ cao

Dinh dưỡng từ khoai tây

– Kali: Khoai tây với lớp vỏ còn nguyên là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, rất tốt cho tim mạch. Chỉ một củ khoai có thể cung cấp khoảng 18% lượng kali mỗi ngày.

– Vitamin C: Vitamin này trong khoai tây cực kỳ cao, nó là chất chống oxy hóa hiệu nghiệm giúp ổn định các phân tử tự do, có thể giảm sự tổn thương của tế bào. Vitamin C sản xuất collagen giúp kết nối các mô xương với nhau.

– Chất xơ: Một củ khoai tây trung bình (148g) nguyên vỏ có chứa 2g chất xơ hoặc 8% nhu cầu được khuyến nghị hàng ngày. Tiêu thụ chất xơ và nước vừa đủ có thể làm tăng cảm giác no giữa các bữa ăn. Vì vậy, bạn không lo tăng cân khi ăn khoai tây đâu nhé!

 

– Chất chống ô xy hóa: Khoai tây chứa glutathione nhiều nhất so với các loại rau củ khác – là chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại một vài bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu so sánh tổng quát tác động chống oxy hóa của khoai tây, ớt chuông, cà rốt, hành tây và bông cải xanh, khoai tây chỉ đúng thứ hai sau bông cải xanh.

– Carbonhydrate: Thức ăn chứa carbonhydrate phức hợp là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Mặc dù một số người ăn kiêng theo khuynh hướng ăn có protein cao, carbonhydrate thấp thường được khuyên nên cắt bớt hoặc loại bỏ thức ăn chứa carbonhydrate như khoai tây, cà rốt và trái cây sấy khô nhưng nhiều chuyên gia dinh dưỡng tin chắc rằng các khẩu phần ăn kiêng chứa protein cao, carbonhydrate thấp có khả năng có hại cho sức khỏe và không có lợi cho việc duy trì giảm cân về lâu dài, vì các khẩu phần ăn kiêng này có khuynh hướng có chất béo bão hòa cao và lượng trái cây, rau củ và ngũ cốc thấp, nên chúng có thể tăng nguy cơ bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.

Lời khuyên khi chọn mua khoai tây

– Khi chọn khoai tây, nên nhìn khoai tây còn cứng, mượt và sạch sẽ.

– Chọn khoai tây với hình dáng cân đối để giảm sự hao hụt khi gọt vỏ.

– Chọn các loại khoai có kích cỡ đồng đều để nấu.

– Tránh chọn các khoai có da nhăn nheo hoặc héo, có các chỗ đen mềm, đổi màu, các vết cắt hoặc bầm trên bề mặt vỏ hay xanh lục.

 

Một số loại khoai tây Mỹ được bán ở Việt Nam

Các nhà trồng khoai tây của Hoa Kỳ có được khí hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ, thiết bị và kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra khoai tây chất lượng cao.

– Russet: Đây là loại khoai tây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Chúng có quanh năm, do có hàm lượng tinh bột cao nên chúng có kết cấu giống như bột khi được nấu chín, rất lý tưởng cho việc chế biến các món ăn như khoai tây nướng, nghền.

– Khoai tây ruột vàng: Nhỏ ruột, có màu vàng và hương vị bơ nhẹ nên loại khoai tây này ngày càng phổ biến. Chúng có kết cấu đặc, giống như sáp và rất thích hợp để chế biến các món khoai tây nướng, nghiền và đút lò.

– Khoai tây đỏ tròn: Khoai tây đỏ tròn có màu đỏ hồng, ruột trắng. Khoai tây đỏ khi đã nấu chín có kết cấu cứng giống như sáp nên thích hợp để chế biến các món luộc, chiên, đút lò và cắt làm salad.

– Khoai tây xanh và tím: Các loại khoai tây này có ruột màu từ xanh đậm đến tím nhạt (màu hoa oải hương) và có hương vị hạt dẻ. Nếu nấu bằng lò vi sóng sẽ giữ được màu tốt nhất, nhưng hấp và nướng cũng là cách chế biến thích hợp.

Lưu ý khi sử dụng khoai tây

– Đừng bỏ vỏ: Thông thường người ta hiểu lầm tất cả dưỡng chất của khoai tây nằm ở vỏ khoai. Trong khi vỏ khoai chỉ chứa xấp xỉ một nửa chất xơ, phần lớn (> 50%) của dưỡng chất được tìm thấy bên trong củ khoai.

– Thực tế như nhiều loại rau khác, việc nấu nướng ảnh hưởng đến sự tồn tại các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là vitamin, khoáng chất hòa tan, và các chất dinh dưỡng mât đi nhiều khi nấu với nước. Để duy trì hầu hết các chất dinh dưỡng trong khoai được nấu chín, phương pháp hấp hay dùng lò vi sóng là tốt nhất.

– Bạn có để ý, khi bảo quản khoai tây ở nhiệt độ quá lạnh, chúng có thể chuyển sang màu đen hoặc màu xám khi nấu chín. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy bảo quản khoai tây ở nhiệt độ trong khoảng 7,2 độ C – 10 độ C (45 độ F và 55 độ F).

Theo Cẩm nang mua sắm

From the same category