Ủng hộ hàng nội địa là một cách
Mấy hôm nay có nhiều bạn luận. Có người nói là đem đốt hết những đồ dùng Trung Quốc mà mình đang có. Với tôi thì không nên vì điều đó chẳng có ích lợi gì, trừ khi nó là đồ độc hại thì không nên dùng.
Cũng có một số người không tiếp khách du lịch hay bán hàng cho người Trung Quốc, tôi nghĩ cũng không nên, vì cái đó không có lợi ích về mặt thiện cảm cũng như thu nhập. Nếu tình hình chính trị căng thẳng thì chắc chắn kinh tế rất khó khăn.
Đầu tiên, số lượng hàng lớn xuất khẩu qua Trung Quốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều doanh nghiệp cũng như công, nông dân Việt Nam. Vì vậy, tôi nghĩ với dân số gần 100 triệu dân thì lúc này nên ủng hộ hàng nội địa thì sẽ đỡ khó khăn.
Đó là chuyện mai sau phải bắt đầu từ hôm nay.
Những người làm văn hoá – văn nghệ – giải trí không biết cầm súng, nhưng chúng tôi có ý thức và sẵn sàng làm những điều có ích với khả năng của mình.
Tăng giờ làm cũng là một cách
Hãy cho chúng tôi góp sức như một người công dân khi đất nước khó khăn. Những người làm văn hoá – văn nghệ – giải trí không biết cầm súng nhưng chúng tôi có ý thức và sẵn sàng làm những điều có ích với khả năng của mình. Mỗi ngành nghề đều cần như thế.
Đừng tự phát nữa!
Có những thời khắc hãy tạm cất cái “riêng” đi. Các bạn công nhân, thay vì đình công, biểu tình, chạy tới chạy lui, đập phá… , vừa tốn công sức, hao xăng mất trật tự, nhiễu loạn, các bạn nên dành sức khoẻ, thời gian tăng thêm 1 ca làm việc để ủng hộ Biển Đông.
Đẹp xin mời bạn đến với “SAO LÀM BÁO”, để được nhìn thấy những “nhà báo” trong mỗi “ngôi sao”, đồng thời xin mời những người của công chúng nói lên tiếng nói của mình, bằng trách nhiệm công dân của một người nghệ sỹ, trước những vấn đề không – của – riêng – ai.
Và đây là tiếng nói của “nhà báo” – Ca sĩ Tùng Dương:
“Từ sâu thẳm, tôi muốn yêu đất nước theo cách của tôi và cách tôi có thể làm tốt nhất. Đó là từng bước “cắm những cột mốc chủ quyền trong âm nhạc”, bằng vào tình yêu tiếng mẹ đẻ của mình, bản sắc Việt của mình, và cùng đó, là những nỗ lực kiếm tìm, kết nối…”