Đàn ông "sảy nhà" ra chỗ "tối"?
Đàn ông – "sảy nhà ra chỗ tối" |
Vợ chồng cãi nhau, chồng xách xe đi một lèo vài ngày. Đi làm về, thấy vợ mặt nằng nặng, chồng lượn luôn một mạch, nhanh thì đêm mới mò về, chậm thì vài ngày. Tránh mặt nhau khi cả hai cùng bực tức là một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, nhiều ông chồng đã vin vào cái cớ cãi cọ, để rảnh chân lượn lờ, bù khú một vài ngày. Còn vợ, ở nhà ôm mối bực tức và lo lắng suốt những ngày chồng đi.
Nỗi lo lắng, ấm ức nhất của người phụ nữ khi chồng bỏ nhà đi vài ngày là sợ chồng đi với gái. Nhiều chị em gọi điện tâm sự, nhiều khi bực chồng lắm, nhưng không dám to tiếng vì sợ chồng bỏ nhà đi, mà toàn đi qua đêm. Gọi điện đến Trung tâm tư vấn tình cảm 1088, chị An kể, hồi mới lấy nhau, động cãi nhau là anh xách xe đi cả một ngày một đêm. Chị một mình với căn nhà rộng, vừa ức vừa sợ.
Đang mang bầu mà nằm khóc cả đêm, nghĩ chồng nhẫn tâm với mình, bỏ mình bụng mang dạ chửa, không biết đi đâu, làm gì với con nào mà không thèm gọi về cho vợ. Giờ, ở với nhau có hai mặt con, anh vẫn tiếp diễn thói quen đó. Có điều, tần suất lên đường của anh ngày càng dài, mới đầu chỉ một ngày, giờ kéo dài dăm ba ngày đến 1 tuần.
Việc nhà, việc chăm hai đứa con, anh phó mặc. Mới đầu chị còn thấy đau khổ vì chồng vô trách nhiệm với vợ con, sau thì quen dần. Khốn nỗi, vợ chồng chị khắc khẩu, tuần nào chả cãi nhau, thành ra, số ngày chồng chị bỏ đi nhiều hơn số ngày ở nhà.
Giờ, chị An chẳng bao giờ quan tâm chồng đi đâu, bao giờ về. Vì quá chán và quá quen với cảnh anh hùng dũng mở cái tủ đánh “kẹt” một cái, chả cần nhìn, chị cũng biết anh chuẩn bị "lên đường". Rồi tiếng lách cách mở khóa. Rồi chị lững thững đi làm việc nhà như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Cả tuần anh đi, chị hoàn toàn quên rằng mình có một ông chồng cho đến lúc anh xuất hiện ở cửa nhà. Nhìn thấy mặt anh, chị lại thản nhiên như nhìn một người xa lạ. Chị An bắt đầu phải tìm đến nhà tư vấn vì lo lắng về sự sứt mẻ trong tình cảm vợ chồng khiến chị không còn quan tâm đến anh nữa, vì những cuộc đi của chồng thường kéo dài và chị không biết địa điểm dừng chân của các cuộc "lang thang" ấy.
Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Trịnh Trung Hòa, Trung tâm tư vấn Linh Tâm thì, hầu hết phụ nữ đều đánh giá thấp những ông chồng động cãi nhau là bỏ nhà đi. Họ thường cho đó là hành động trẻ con. Theo ông Hòa, người đàn ông bỏ nhà đi được xếp vào loại ly thân đột xuất. Họ thường đi tìm bạn bè để gặp gỡ, giải tỏa nỗi buồn hoặc sự bực mình…
Tuy nhiên, phần lớn thường tìm đến những người bạn độc thân và vô hình chung, anh ta cũng trở thành người độc thân trong vòng vài ngày, sinh hoạt, ăn uống, chơi bời cùng những người bạn độc thân. Từ đây dễ xuất hiện những mối quan hệ mới của người đàn ông trong tâm trạng chán vợ, chán gia đình. Nếu gặp phải đối tượng khác giới an ủi, vỗ về, người đàn ông rất dễ sa ngã.
Hành động ban đầu khi người đàn ông ra khỏi nhà đôi khi chỉ là hành động bột phát, đi cho khuất mắt, cho khỏi phải nhìn mặt "mụ" vợ đang phồng mang trợn mắt, tóc tai rối mù. Nhưng khi ra đến đường, họ mới nhận ra là mình không biết đi đâu. Đàn ông về nhà thì sợ mẹ đẻ lại mắng mỏ, lời ra tiếng vào càng thêm đau đầu.
Những người bạn có gia đình thì không muốn đến vì ngại ngần người vợ, vì chẳng ai chứa chấp họ đến mấy ngày trời. Họ thường buộc phải chọn những chỗ "vui vẻ" để giải khuây. Khi cuộc sống gia đình ngột ngạt, bên ngoài bỗng trở nên hấp dẫn vì sự tự do, thoải mái. Thói quen bỏ đi cũng hình thành từ đấy.
Vì sao nên nỗi không nhà?
Chàng hay bỏ nhà ra ngoài tìm sự bình yên cho riêng mình – Đó là một phản ứng tự vệ tiêu cực thường xuất hiện ở những người đàn ông kém bản lĩnh khi "giông bão gia đình" bắt đầu xuất hiện. Theo tổng kết của Trung tâm Tư vấn Tâm lý Khánh Hà, các chuyên gia tư vấn Tâm lý nhận thấy có một số mâu thuẫn thường tạo nên phản ứng tiêu cực của "Phái mạnh" như sau:
– Khi giữa vợ và chồng không còn tiếng nói chung, không có sự chia sẻ,å đồng cảm: Người đàn ông dễ rơi vào trạng thái cô đơn, họ trầm mặc, rầu rĩ và sau cùng họ đi tìm thú vui nơi bạn bè, quán rượu. Có người lao vào công việc, họ không muốn về nhà để tránh xa cảm giác trống trải bên vợ con, họ tìm thấy sự bình yên trong công việc. Có người bắt được tín hiệu đồng cảm của một người phụ nữ khác, họ lao vào cuộc tình vụng trộm và tìm thấy sự ấm áp trong khổ đau.
– Khi vợ hay lý sự, chì chiết, làm trầm trọng hóa vấn đề: Người đàn ông thấy mệt mỏi, mất cảm giác an toàn. Họ thường rơi vào trạng thái lo âu không biết lúc nào "chiến tranh sẽ đổ ụp xuống đầu". Họ tìm thấy sự bình yên khi không có sự xuất hiện của "nội tướng phu nhân". Thế là, họ rong ruổi trên đường phố, nhà bạn bè, trong quán bia… để càng ít phải “giáp lá ca”â với vợ chừng nào hay chừng ấy.
– Khi vợ luôn khẳng định uy quyền của mình, coi thường chồng: Người đàn ông cảm thấy bị xúc phạm, họ rơi vào mặc cảm tự ti và mong muốn nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc sống thiếu nhân quyền đó. Họ không chỉ đi tìm thú vui để giải tỏa tâm lý mà họ muốn hướng tới một cuộc hôn nhân mới
– Khi vợ dùng chiến thuật "cấm vận" để trừng phạt chồng: Người đàn ông sẽ tìm lạc thú nơi những người đàn bà khác đang sẵn sàng dâng hiến mời chào và làm họ thỏa mãn. Người đàn ông ra đi tìm lạc thú và chỉ về nhà khi tiệc đã tàn canh. Khi vợ dùng chiến thuật "cấm vận" để trừng phạt chồng: Người đàn ông sẽ tìm lạc thú nơi những người đàn bà khác đang sẵn sàng dâng hiến mời chào và làm họ thỏa mãn. Người đàn ông ra đi tìm lạc thú và chỉ về nhà khi tiệc đã tàn canh.
Muốn giữ hạnh phúc hãy dẹp cái tôi
(Theo TS. Bích Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Khánh Hà)