Khi bà “tự dưng muốn ấy”

“Tại sao phụ nữ làm chuyện ấy” là cuốn sách bán chạy của Cindy Meston, nhà tâm lý học lâm sàng, và David Buss, nhà tâm lý học tiến hóa, thống kê 237 lý do phụ nữ “bỗng dưng muốn ấy”, dù phần lớn không mấy thích thú.

Meston và Buss phỏng vấn 1.006 bà khắp thế giới về động cơ làm chuyện ấy. Ngoài tình yêu còn có đủ lý do và cả lý trấu: “khuyến mãi, tiền bạc, đổi chác, trả thù, cả để thoát khỏi lão ấy hoặc làm cho lão ghen lồng…”

Cái gì lối cuốn, làm phụ nữ dễ “say nắng”? Tại sao một số ông mặt chữ U, người chữ V, thoạt trông đã làm lắm bà dễ “nổi loạn”?

Giải thích bị hút hồn là vì ông có “mùi tốt”. Mùi sinh học này mang sóng, dập dồn phát sóng làm bà “buồn mà không biết tại sao lại buồn”.

Đàn ông được trời nặn cho “lợi ích di truyền” và “lợi ích tài nguyên”, phát ra “hình dong” sự cam kết và bảo đảm “sẽ không chạy trốn” cả trong những cuộc tình “bỏ túi”, nơi bà không bị phân tâm khi “tìm niềm vui vật lý thuần túy”.

Tại sao bà “quan hệ” lẫn được cả tình dục – tình yêu? “Tình yêu lãng mạn” thì dễ hiểu rồi. Tình yêu là gì? Nó dường như là một hình thức “cam kết lâu dài, bảo đảm bạn đời ít khả năng bỏ rơi bạn, nên chân tự dưng dạng, buồng trứng bỗng dưng muốn rụng”.

Là tự nhiên, chả ai xui khiến. Cuộc sống đồng loại, quy luật tự nhiên tạo cho phụ nữ “cạnh tranh để thể hiện những gì đàn ông muốn”. Giày cao gót để hiển thị khung xương chậu. Son bóng để khêu gợi, thu hút, để bác bỏ các đối thủ. “Tám” những lời thì thầm để báo tin sự “thuận lợi”…

Cái không tự nhiên, làm các chuyên gia ngạc nhiên giật mình. Không nói mại dâm, ngay các quan hệ tình cảm cũng có mục đích mà nay người ta đặt tên là “Sex kinh tế”.

Không đòi hỏi, ra điều kiện, nhưng chuyện “tình cảm” tự động gợi, gắn với mong ước giải quyết vấn đề vật chất, nhiều khi nhỏ nhặt.

“Sex chữa bệnh” được dùng nhiều trong nhà. Bà “đòi”, không phải do ham hố, nhiều khi bà mụ xui thế, để chữa chứng đau nửa đầu hay đau “tới kỳ”. Nó sản xuất ra endormorphins, một loại thuốc giảm đau.

Không chỉ là thuốc, nhiều khi là “tin nhắn”, “lời cảnh báo”, thậm chí “vũ khí”. Nghiên cứu cho biết “Có rất ít những điều phụ nữ không sử dụng tình dục. Và có thể dùng trong mọi giai đoạn cuộc tình”.

Chả quan tâm, không phân tâm, quan trọng gì mấy lý thuyết vặt như điểm G là gì, ở đâu… thích thì xơi, trái mời với chả trái cấm.

Quan niệm “giữ gìn” được nhìn rộng hơn, lý giải “thoáng” bằng khoa học về sự điều hành hoá chất không hiện hình. Khi bà “tự dưng muốn ấy”, cứ bảo tại bà mụ, không phải vật lý, mà do hoá chất khách quan xui khiến.

Thảo nào, cơ giới hoá, công nghiệp hoá, tự động hoá… và giai đoạn phát triển cao hơn là hoá học hoá. Và nó giải thích được từ trong vi mô.

Tăng Gia Phát


From the same category