Khán giả Trung Quốc: Thà xem bom xịt Hollywood còn hơn phim nội địa chẳng ra gì!

Bom xịt Hollywood: Thất bại tại quê nhà, vươn cao chốn tỷ dân 

Trong suốt gần hai thập kỷ vừa qua, Dwayne Johnson, biệt hiệu “The Rock” luôn giữ vị thế một trong những ngôi sao phim hành động đắt giá nhất hành tinh. Những siêu phẩm bom tấn của anh luôn không ngừng làm người xem mãn nhãn với các màn rượt đuổi ô tô, đánh đấm hết sức hoành tráng.

Dwayne Johnson là nam diễn viên có thu nhập từ công việc đóng phim cao nhất trong lịch sử của tạp chí Forbes
Dwayne Johnson là nam diễn viên có thu nhập từ công việc đóng phim cao nhất trong lịch sử (theo thông tin từ tạp chí Forbes)

Tuy nhiên, bộ phim mới nhất mà Dwayne đóng vai chính – “Skyscraper” lại có chiến tích rất đáng thất vọng tại thị trường Mỹ. Được dự đoán sẽ thu về tới 40 triệu USD trong tuần đầu phát hành, bộ phim chỉ đạt mức dưới 24 triệu USD, thua cả phim hoạt hình “Hotel Transylvania 3”. Dù có đến 72% người mua vé thừa nhận họ chỉ muốn Dwayne đóng phim này, song rõ ràng sức mạnh ngôi sao của anh vẫn chưa đủ để đưa “Skyscraper” đạt tới thành công như mong đợi.

Sự nghiệp Dwayne Johnson có dấu hiệu đi xuống với bộ phim "Skyscraper".
Sự nghiệp Dwayne Johnson có dấu hiệu đi xuống với bộ phim “Skyscraper”.
Ra mắt tại Trung Quốc, “Skyscraper” đã đạt được doanh số gần như gấp đôi so với tại quê nhà. Sau ba ngày cuối tuần phát hành, đất nước đông dân nhất thế giới đã bổ sung 47,7 triệu USD vào doanh thu của bom tấn này.

Ra mắt tại Trung Quốc, “Skyscraper” đã đạt được doanh số gần như gấp đôi so với tại quê nhà. Sau ba ngày cuối tuần phát hành, đất nước đông dân nhất thế giới đã bổ sung 47,7 triệu USD vào doanh thu của bom tấn này. Bộ phim yên ổn ở vị trí quán quân phòng vé, đồng thời được website phê bình điện ảnh Maoyan đánh giá cao hơn cả “Avengers: Infinity War” hay “Ready Player One”.

Điều đáng nói là dù “Skyscraper” lấy bối cảnh tại Hong Kong, nhưng bản thân khán giả Trung Quốc cũng không hề biết về việc này và khá ngạc nhiên khi thấy yếu tố Châu Á xuất hiện trong phim. Nói cách khác, họ cũng giống khán giả Bắc Mỹ tới rạp chỉ vì Dwayne Johnson. Thậm chí, trang web Maoyan còn nhận định Dwayne là “ông bạn chí cốt lâu năm” của khán giả đại lục, không ngừng cống hiến cho họ những pha hành động bụi bặm hoành tráng suốt những năm qua.

Skyscraper” không phải trường hợp đầu tiên được cứu thoát nhờ thị trường Trung Quốc. Từng có rất nhiều bom tấn Hollywood bị chê bai không tiếc lời ở nội địa, nhưng chỉ cần dựa vào doanh thu tại đất nước tỷ dân vẫn có thể ung dung sản xuất tiếp phần sau. Loạt phim “Transformers” chính là minh chứng. Với cốt truyện nông cạn, diễn xuất tệ hại, dàn diễn viên “bình hoa di động”,  chưa một phần phim nào của series được khen ngợi tại Mỹ.

transformers-the-last-knight-1000x600
Dù bị chê bai thậm tệ tại Mỹ thì với khán giả Trung Quốc, kỹ xảo của “Transformers: The Last Knight” vẫn là lý do khiến họ bỏ tiền đến rạp chiếu phim.

Nhưng tất cả dường như không là vấn đề khi trong tổng số 605 triệu USD doanh thu của “Transformers: The Last Knight” có tới 123 triệu USD đến từ thị trường Trung Quốc, xấp xỉ con số 130 triệu USD mà khán giả Bắc Mỹ mang lại. Phép màu tiếp tục xảy ra với các bom tấn kém hấp dẫn như “Resident Evil: The Final Chapter” – trong khi doanh thu nội địa chỉ có 30 triệu USD thì tại Trung Quốc là 130 triệu; doanh thu của “Pirates of the Caribbean: Dead Men Tell No Tales” là 170 triệu tại Bắc Mỹ và 172 triệu tại Trung Quốc.

Khán giả Trung Quốc vẫn ưu ái bom xịt Hollywood hơn phim nội địa 

Khán giả Mỹ có thể phàn nàn khi một phim bom tấn xem trọng phần nhìn hơn phần nội dung, nhưng người Trung Quốc thì chẳng hề phiền lòng chút nào. Bởi đối với họ, được xem những màn rượt đuổi tốc độ cao, đấu súng máu lửa, hay những robot khổng lồ dàn dựng vô cùng chân thật đã là quá đủ để họ bỏ tiền đến rạp. Ngược lại, kỹ xảo điện ảnh của Trung Quốc vẫn còn quá màu mè, cử động thô cứng, từ chi tiết nhỏ tới cảnh nền lớn đều thiếu thực tế.

a-tu-la-7
Người Trung Quốc thà xem những bộ phim có kỹ xảo hoành tráng, mãn nhãn nhưng dở tệ của Hollywood còn hơn xem những bộ phim bom tấn nội địa bị chê thua cả game online như “Asura (A Tu La)”.

Ví dụ gần nhất chính là “Asura” (A Tu La) – tác phẩm được các nhà sản xuất Trung Quốc rót vốn tới 112 triệu USD kinh phí nhưng bị chỉ trích chẳng khác gì phim hoạt hình Nhật Bản kết hợp cùng loạt series cũ của Mỹ. Và kết quả, bộ phim phải rút khỏi rạp sau ba ngày công chiếu kèm vô số đánh giá tệ hại bởi kịch bản thiếu logic, không xứng đáng với số tiền đầu tư.

Những năm trở lại đây, chúng ta dễ nhận ra một sự chuyển biến trong thể loại hành động của Hollywood. Đó là ngày càng có nhiều phim lấy bối cảnh Trung Quốc, mời diễn viên Trung Quốc đóng. “Transformers: Age of Extinction” được đồng sản xuất bởi hai hãng phim Trung Quốc (Jiaflix Enterprises, China Movie Channel) đồng thời có nhiều cảnh quay tại Hồng Kông. Nhờ vậy, bộ phim thu về tới… 320 triệu USD chỉ riêng tại đại lục, còn nhiều hơn doanh thu toàn cầu của phần lớn phim khác.

xxx-return-of-xander-cage

the-great-wall
Nhân tố Hoa ngữ xuất hiện ngày càng nhiều, nếu không muốn nói là thành thông lệ, trong các bom tấn Hollywood hiện nay để dễ dàng thâm nhập thị trường béo bở này.

Còn đối với những dự án coi việc đặt bối cảnh phương Đông là quá rủi ro, họ hoàn toàn có thể dùng cách mời diễn viên Trung Quốc đóng vai phụ trong phim. Điển hình như “xXx: Return of Xander Cage” có sự tham gia của siêu sao điển trai Ngô Diệc Phàm (Kris Wu), hoặc “Resident Evil: Retribution” chiêu mộ Lý Băng Băng. Đình đám nhất phải kể đến “The Great Wall” (2016). Dự án tuy bị dư luận lên án vì dùng gương mặt Tây (tài tử Matt Damon) để để quảng bá một bộ phim về Châu Á nhưng khi về tới đại lục vẫn đạt doanh thu gấp 4 lần nội địa.

999x665_movie15125stillsskyscraper-2
Trong phim, The Rock đã giải cứu vợ con thành công, còn giờ là lúc bộ phim chờ để khán giả Trung Quốc giải cứu.

Bên cạnh yếu tố thưởng thức, lý do biến đất nước tỷ dân trở thành “vùng đất hứa” cho các bộ phim của Hollywood thật ra khá đơn giản: ông trùm bất động sản Vương Kiện Lâm hiện là người Trung Quốc đầu tiên sở hữu một hãng phim Hollywood sau khi mua lại Legendary Entertainment với giá 3,5 tỷ USD vào năm 2016. Kể từ đó, nơi đây đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm không chỉ mang đậm tính Trung Quốc mà còn dẫn trước Bắc Mỹ về doanh thu như: “The Great Wall” (45 triệu USD – 170 triệu USD), “Pacific Rim Uprising” (55 triệu USD – 99 triệu USD), “Kong: Skull Island” (168 triệu USD – 168,1 triệu USD).

vuong-kien-lam-new
Kể từ sau khi mua lại Legendary Entertainment, Vương Kiện Lâm đã gián tiếp đẩy mạnh yếu tố Trung Hoa vào các bom tấn Hollywood.

Với việc công chiếu “Skyscraper” mới đây, tỷ số lại tiếp tục nghiêng về đại lục khi doanh thu phim của Trung Quốc trong 3 ngày cuối tuần đạt mức 47 triệu USD, nhiều hơn con số 46 triệu USD mà Bắc Mỹ kiếm được trong hai tuần. Như vậy, hãng Universal có thể thở phào khi bộ phim từng đứng trước nguy cơ lỗ nặng giờ đã trên đà hồi vốn hoặc thậm chí tạo ra lợi nhuận nhờ vào túi tiền của những khán giả Trung Quốc sắp tới.


From the same category