H&M và Quỹ Ellen MacArthur chung tay tạo ra những thay đổi trong thiết kế và quy trình sản xuất đồ denim

H&M phối hợp cùng với Quỹ Ellen MacArthur mang đến những thiết kế đồ denim được tái thiết kế lại: bền bỉ hơn và bền vững hơn. 

Quần jeans có lẽ là trang phục phổ biến nhất mà chúng ta có thể tìm thấy trong bất kỳ tủ quần áo nào trên khắp thế giới. Để thay đổi cách mà những chiếc quần jeans đang được sản xuất, vào năm ngoái, dự án Kiến tạo Thời trang Tuần hoàn của Quỹ Ellen MacArthur đã tìm ra cách thiết kế và sản xuất sản phẩm denim phù hợp với các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, thể hiện qua độ bền, khả năng tái chế và việc sử dụng tài nguyên một cách có trách nhiệm. Là một phần của dự án có tầm nhìn này, H&M sẽ cho ra mắt BST denim dành cho nam giới lấy cảm hứng từ vẻ đẹp đơn giản tự nhiên.

BST H&M Jeans Redesign ra mắt vào ngày 15/10 và có mặt tại một số cửa hàng được chọn trên toàn thế giới trong đó có cửa hàng H&M Vincom Đồng Khởi, Tp.HCM và kênh trực tuyến tại hm.com

BST bao gồm 3 mẫu quần jeans, 2 mẫu áo khoác, 1 mẫu áo sơ mi khoác ngoài, túi tote và 1 chiếc mũ xô – tất cả đều được làm bằng denim mang phong cách workwear hiện đại mà không mất đi sự bụi bặm phóng khoáng, với bảng màu gồm xám nhạt, sờn đen, xanh lam trung tính và chàm đậm. BST áp dụng những thay đổi cả trong thiết kế và sản xuất, hướng đến mục tiêu tuần hoàn toàn bộ. Với các chi tiết và kiểu dáng đậm chất thời trang workwear, 3 kiểu quần jeans trong BST Tái thiết kế quần jeans có dáng ôm, ống đứng hoặc ống đứng thông thường, các mẫu áo khoác và áo sơ mi khoác ngoài được thêm thắt chi tiết túi vá đắp ở phía trước cùng khóa kéo.

Với tư cách là Đối tác chiến lược của Quỹ Ellen MacArthur, H&M đang làm việc cùng các công ty, chính phủ và các thành phố khác, các tổ chức học thuật, các nhà đổi mới mới nổi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, v.v… để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Dự án Tái thiết kế quần jeans nói riêng là để tôn vinh chuyên môn về denim của thương hiệu và những mẫu thiết kế có độ bền cao, mang tính vượt thời gian và dễ dàng sửa chữa, đồng thời trở nên đẹp hơn theo thời gian với lớp gỉ trên các chi tiết kim loại. Chúng tôi đã tuân theo và trong một số trường hợp thậm chí còn cao hơn những quy chuẩn do Quỹ Ellen MacArthur đưa ra về độ bền của các sản phẩm may mặc, vật liệu, khả năng tái chế và tính minh bạch.

Vải denim được sử dụng là sự kết hợp của: bông hữu cơ, lên đến 35% bông tái chế (từ chất thải sau tiêu dùng), các loại thuốc nhuộm giúp làm giảm đáng kể lượng nước thải và tiêu thụ năng lượng so với các chất thay thế thông thường

Ngoài các yêu cầu cụ thể được đặt ra trong hướng dẫn Tái Thiết kế quần jean, H&M còn sử dụng phương pháp Hóa học Sàng lọc để lựa chọn các hóa chất an toàn hơn. Chỉ sử dụng các lớp hoàn thiện có tác động thấp lên môi trường (đạt điểm xanh EIM, Environmental Impact Measurement của Jeanologia). Không có lớp mạ thông thường nào được sử dụng trên các chi tiết bằng kim loại nhằm mục đích làm giảm tác động lên môi trường. Để đảm bảo tính tuần hoàn các sản phẩm trong BST, H&M đã sử dụng các sợi Tencel để sản phẩm có thể được tái chế dễ dàng vào cuối vòng đời của chúng.

Tính bền vững và tính tuần hoàn nên được xem như các thông số mà các nhà thiết kế cần cân nhắc. Hoặc đó cũng có thể là một giới hạn mới, nếu họ muốn. Là một nhà thiết kế cũng có nghĩa là luôn tìm kiếm những cơ hội mới và kết nối nó với góc độ kỹ thuật trong việc tạo ra một chiếc quần jeans. Dự án này đã nhìn nhận lại những gì được coi là đương nhiên trước đây trong việc sản xuất quần jeans theo một cách mới. Với bộ sưu tập này, chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể tiến thêm một bước nữa để tạo ra những sản phẩm bền vững hơn, ”Jon Loman, nhà thiết kế của H&M cho biết.

 


From the same category