Dưới đây là chia sẻ của blogger Candy Can Cook dựa theo sự hiểu biết của cô về hệ đo lường trong làm bánh:
Thông thường người Việt mình khi làm bánh thường dùng hệ thống đo lường là gram, kg, ml hay lít. Tuy nhiên, đa số các công thức làm bánh (nhất là công thức quốc tế) thường dùng hệ thống đo lường là cup, teaspoon và tablespoon, có khi lại là ounce, pints, quart, gallon.
Bánh su kem – sản phẩm của Candy Can Cook
Dưới đây là bảng đổi hệ thống đo lường trong nấu ăn nói chung và làm bánh nói riêng của hệ thống đo lường Mỹ ra thể tích (ml hoặc lít).
Còn đây là bảng đổi giữa các đơn vị trong hệ thống đo lường của Mỹ như cup, teaspoon và tablespoon, oz hay quarts….
Bảng đổi giữa các đơn vị trong hệ thống đo lường Mỹ
Một điều lưu ý là thể tích của các nguyên liệu có thể giống nhau nhưng khối lượng sẽ là khác nhau. Vì thế, khi chuẩn bị đo lường các nguyên liệu để làm bánh, mọi người nhớ chọn cho mình một cách đo lường (khối lượng hay thể tích) để có thể đo các nguyên liệu cho thật chính xác. Ví dụ như 1 cup đường trắng (granulated sugar) có khối lượng là 200gr trong khi 1 cup đường nâu (brown sugar) lại có khối lượng là 210gr. Dưới đây là bảng đo lường một số nguyên liệu thường gặp trong làm bánh với cả thể tích và khối lượng để mọi người tham khảo.
Hi vọng bài viết này giúp mọi người khỏi “nhức đầu” về các đơn vị đo lường trong làm bánh nhé.
Theo Candy Can Cook
Xem thêm: 4 lời khuyên cho những người mới học làm bánh ngọt